Trung Quốc công bố hình ảnh đầu tiên chụp bằng kính thiên văn trường rộng

Trung Quốc vừa công bố hình ảnh mới nhất về thiên hà Andromeda, cách Trái Đất hơn 2 triệu năm ánh sáng. Đáng chú ý, đây là hình ảnh đầu tiên được chụp bằng kính thiên văn trường rộng có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời Bắc bán cầu mà Trung Quốc đưa vào hoạt động tại tỉnh Thanh Hải (Tây Bắc nước này) ngày 17/9.

Trung Quốc công bố hình ảnh đầu tiên chụp bằng kính thiên văn trường rộng
Hình ảnh thiên hà Andromeda được chụp bằng Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) - do Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và Đài quan sát Núi Tím thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát triển. (Ảnh: THX/TTXVN)

Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) - do Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và Đài quan sát Núi Tím thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát triển - hiện là cơ sở khảo sát miền thời gian lớn nhất ở Bắc bán cầu.

Do phạm vi rộng lớn của thiên hà Andromeda trên bầu trời, sẽ rất khó để các kính thiên văn hiện tại có thể cùng lúc chụp được hình ảnh chính xác và đầy đủ của thiên hà, cũng như môi trường xung quanh thiên hà.

WFST, kết hợp trường nhìn rộng và khả năng chụp ảnh độ phân giải cao, đã ghi lại được hình ảnh nhiều màu của thiên hà Andromeda và các khu vực xa xôi của thiên hà này. WFST đã tạo ra hình ảnh này bằng cách sử dụng 150 bức ảnh chụp lại thiên hà Andromeda trong nhiều đêm quan sát.

Có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời Bắc bán cầu 3 đêm một lần, WFST được kỳ vọng sẽ giúp các nhà khoa học theo dõi các sự kiện thiên văn đang diễn ra và thực hiện nghiên cứu quan sát thiên văn trong miền thời gian. Thiết bị này cũng được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện năng lực của Trung Quốc trong việc giám sát vật thể gần Trái Đất và đưa ra cảnh báo sớm.

WFST có đường kính 2,5m và được đặt tại thị trấn Lãnh Hồ, nơi có độ cao trung bình khoảng 4.200m so với mực nước biển. Thị trấn này được mệnh danh là "Trại sao Hỏa" của Trung Quốc do cảnh quan sa mạc bị xói mòn, giống bề mặt của Hành tinh Đỏ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguyên nhân khí quyển Mặt trời nóng hơn hơn bề mặt

Nguyên nhân khí quyển Mặt trời nóng hơn hơn bề mặt

Vành nhật hoa ở ngoài cùng khí quyển Mặt Trời nóng gấp hàng nghìn lần bề mặt ngôi sao, có thể do những cơn sóng lan tỏa yếu nhưng ổn định giúp truyền năng lượng.

Đăng ngày: 18/09/2023
Tết Trung Thu năm nay (29/9), Mặt trăng sẽ to và sáng hơn bình thường

Tết Trung Thu năm nay (29/9), Mặt trăng sẽ to và sáng hơn bình thường

Trung thu năm nay trùng với thời điểm diễn ra siêu trăng cuối cùng của năm 2023, Mặt Trăng sẽ to và sáng hơn lúc bình thường.

Đăng ngày: 18/09/2023
Phát hiện cực sốc về

Phát hiện cực sốc về "chiếc đuôi" của Trái đất

Không chỉ sở hữu một chiếc đuôi cực dài ở nơi Mặt trời không thể chiếu sáng, Trái Đất còn dùng nó để biến đổi một thiên thể khác.

Đăng ngày: 18/09/2023
Năm 2024, quái vật vũ trụ trong cổ văn thế kỷ XIII sẽ trở lại

Năm 2024, quái vật vũ trụ trong cổ văn thế kỷ XIII sẽ trở lại

Năm 1217, một tu sĩ người Đức nhìn lên bầu trời phía Tây Nam và nhận thấy một ngôi sao bỗng biến thành " quái vật vũ trụ", bùng cháy trong nhiều ngày.

Đăng ngày: 18/09/2023
Thiên thạch rơi trúng sân nhà người phụ nữ Pháp

Thiên thạch rơi trúng sân nhà người phụ nữ Pháp

Một thiên thạch phát nổ trên đầu trời đêm ở miền trung của Pháp và rơi xuống sân nhà một người phụ nữ.

Đăng ngày: 18/09/2023
Khám phá vụ nổ vũ trụ mới sáng hơn Mặt trời 100 tỷ lần

Khám phá vụ nổ vũ trụ mới sáng hơn Mặt trời 100 tỷ lần

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một loại vụ nổ vũ trụ mới. Trong vòng 10 ngày, vụ nổ đặc biệt sáng hơn 100 tỷ mặt trời, sau đó biến mất gần như không có gì.

Đăng ngày: 17/09/2023
Phát hiện

Phát hiện "hóa thạch" 13 tỉ năm tuổi của vụ nổ Big Bang

Quả bong bóng khổng lồ được đặt tên là Ho’oleilana, có tâm nằm cách thiên hà Milky Way 820 triệu năm ánh sáng, có thể chính là tàn tích " hóa thạch" của sự kiện khai sinh vũ trụ.

Đăng ngày: 17/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News