Trung Quốc công bố phát hiện đất tại Mặt trăng có thể tạo ra nước

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện ra một phương pháp tạo ra nước từ đất Mặt trăng hoàn toàn mới. Theo họ, đây là căn cứ quan trọng để xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học và trạm vũ trụ trên Mặt trăng trong tương lai.

Phương pháp trên do một nhóm nghiên cứu của Viện Vật liệu Ninh Ba và Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc khám phá, dựa trên mẫu đất đá thu thập được từ sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng Hằng Nga-5 và được công bố trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).

Sau 3 năm nghiên cứu chuyên sâu và nhiều lần xác minh, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khoáng chất trong đất Mặt trăng đã lưu trữ một lượng lớn hydro do bức xạ gió Mặt trời xảy ra trong hàng trăm triệu năm. Sau khi được nung ở nhiệt độ cao, hydro sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa khử với các oxit sắt có trong khoáng chất, tạo ra đơn chất sắt và một lượng lớn nước. Khi nhiệt độ tăng lên trên 1000°C, đất Mặt trăng sẽ tan chảy và nước tạo ra từ phản ứng sẽ thoát ra dưới dạng hơi nước.


Các nhà khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu về đất Mặt trăng.

Trải qua nhiều loại phân tích, nhóm nghiên cứu xác nhận, 1 gam đất Mặt trăng có thể tạo ra khoảng 51-76 miligam nước. Dựa trên tính toán này, 1 tấn đất Mặt trăng sẽ sản xuất được khoảng 51-76kg nước, tương đương với hơn 100 chai nước đóng chai 500 ml, về cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu nước uống một ngày của 50 người.

Thông qua các nghiên cứu sâu hơn về các loại khoáng chất trên Mặt trăng, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, khi được nung nóng, quặng ilmenit trong đất Mặt trăng có thể đồng thời tạo ra một lượng lớn bong bóng hơi nước và đơn chất sắt, khiến nó thực sự là một “hồ chứa nước” trên Mặt trăng.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất chiến lược khả thi về khai thác và sử dụng tại chỗ tài nguyên nước Mặt trăng. Các chuyên gia cho rằng, chiến lược này sẽ cung cấp các căn cứ thiết kế quan trọng cho việc xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học và trạm vũ trụ Mặt trăng trong tương lai. Việc xác minh thêm dự kiến sẽ được hoàn tất trong các lần phóng tiếp theo của sứ mệnh Hằng Nga.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 01/07/2025
Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đăng ngày: 01/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News