Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Heliopause, nơi gió Mặt trời dừng tác động và vùng không gian liên sao bắt đầu, được nhiều người gọi là "Bức tường lửa" bao quanh Hệ Mặt trời. Tên gọi này không chính xác về mặt kỹ thuật, nhưng cho thấy một phát hiện đáng chú ý, cũng là một trong những thành tựu chính, của các tàu Voyager.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là Bức tường lửa
Mô phỏng hai tàu Voyager 1 và Voyager 2 bay trong không gian. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech).

Bộ đôi tàu Voyager 1Voyager 2 của NASA phóng lên không gian từ năm 1977. Điều ấn tượng là Voyager 2 vẫn đang hoạt động, trong khi Voyager 1 chỉ mới mất liên lạc vài tháng và vẫn còn hy vọng khôi phục.

Tên gọi Bức tường lửa không phải hoàn toàn vô căn cứ. Các tàu Voyager đo được mức nhiệt 30.000 - 50.000 độ C khi đi qua vùng heliopause, khiến cho các đám cháy trên Trái đất nghe có vẻ "mát mẻ" hơn.

Tất nhiên, ở đó không có lửa theo định nghĩa truyền thống: nhiên liệu bốc cháy bằng cách phản ứng với oxy. Giống như Mặt trời, heliopause bao gồm plasma nóng. Tuy nhiên, di chuyển qua heliopause không giống như chạm trán với Mặt trời. Lý do khiến hai tàu Voyager không bốc hơi là mật độ vật chất ở ngoài giới hạn của gió Mặt trời cực kỳ thấp.

Để hiểu nguyên nhân Bức tường lửa cực kỳ nóng dù cách xa Mặt trời và lý do các tàu vũ trụ không bị ảnh hưởng, trước hết cần tìm hiểu về nhiệt. Nhiệt độ là thước đo tốc độ các nguyên tử và phân tử chuyển động. Cần có năng lượng để tạo ra những chuyển động nhanh hơn. Khi tốc độ chuyển động tăng lên, bất kể nguồn năng lượng là gì, chúng sẽ dễ va vào những vật ở gần và truyền một phần năng lượng sang vật đó. Vì vậy, nếu cho tay vào luồng khí nóng, các phân tử chuyển động nhanh sẽ va chạm với tay và khiến tay cũng nóng lên.

Càng ít phân tử thì càng cần ít năng lượng để khiến chúng chuyển động nhanh, nhưng khả năng chúng va chạm với một vật thể rắn xâm nhập vào cũng càng nhỏ. Nếu không xảy ra những va chạm như vậy, năng lượng không thể truyền đi và vật thể mới xâm nhập vẫn sẽ mát mẻ.

Đó là tình huống mà hai tàu Voyager cũng như các tàu vũ trụ rời khỏi Hệ Mặt trời trong tương lai gặp phải. Heliopause có thể đậm đặc hơn không gian hai bên, phần nào phù hợp với tên gọi "bức tường", nhưng vẫn gần như là vùng chân không. Kể cả khi số phân tử ít ỏi tại đó chuyển động rất nhanh với nhiệt độ cực cao, chúng cũng không thể làm nóng vật lớn như hai tàu Voyager, mỗi tàu nặng hơn 700kg.

Vậy tại sao những nguyên tử và phân tử ít ỏi này lại nóng như vậy dù cách xa Mặt trời? Trước đây, các nhà khoa học đã dự đoán heliopause rất nóng, nhưng những ước tính của họ chỉ bằng khoảng 1/2 so với những gì mà bộ đôi tàu Voyager đo đạc thực tế. Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của bộ đôi tàu Voyager trong công cuộc khám phá vũ trụ.

Nhiệt độ đặc biệt cao được cho là do sự nén plasma khi gió Mặt trời gặp vùng không gian liên sao hoặc sự tái kết nối từ tính. Sự tái kết nối xảy ra trong các plasma dẫn điện khi sự sắp xếp lại cấu trúc của từ trường khiến năng lượng từ tính chuyển đổi thành những sóng chuyển động nhanh, nhiệt năng và gia tốc hạt. Giới khoa học từng quan sát được sự tái kết nối từ tính ở nơi các từ trường xung quanh Trái đất và những hành tinh khác gặp gió Mặt trời.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Từ Trái đất, bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Từ Trái đất, bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Ca phẫu thuật từ xa đầu tiên trên trạm vũ trụ quốc tế kéo dài khoảng 2 giờ với 6 bác sĩ phẫu thuật vận hành robot được trang bị camera và 2 cánh tay.

Đăng ngày: 16/02/2024
Ụ mối truyền cảm hứng cho thiết kế nơi trú ẩn trên Mặt trăng

Ụ mối truyền cảm hứng cho thiết kế nơi trú ẩn trên Mặt trăng

Các phi hành gia NASA thuộc Chương trình Artemis có thể dùng nơi ở tạm thời được xây dựng bởi đàn robot, và lấy cảm hứng từ những ụ mối.

Đăng ngày: 16/02/2024
Tàu đổ bộ tư nhân Odysseus của Mỹ phóng tới Mặt trăng

Tàu đổ bộ tư nhân Odysseus của Mỹ phóng tới Mặt trăng

Tàu đổ bộ Odysseus, hay Odie, cất cánh trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida, lúc 13h05 hôm qua (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 16/02/2024
Gặp trục trặc, tàu Voyager 1 mất liên lạc suốt nhiều tháng

Gặp trục trặc, tàu Voyager 1 mất liên lạc suốt nhiều tháng

Trục trặc liên lạc ngăn tàu thăm dò Voyager của NASA, tàu vũ trụ bay xa Trái đất nhất trong lịch sử, truyền dữ liệu về nhà khiến các nhà khoa học ngày càng lo ngại.

Đăng ngày: 16/02/2024
Dò tìm hạt ma bằng kính viễn vọng dưới nước lớn nhất châu Âu

Dò tìm hạt ma bằng kính viễn vọng dưới nước lớn nhất châu Âu

Ngoài mục đích nghiên cứu đại dương, kính viễn vọng dưới nước IDMAR còn được các nhà khoa học sử dụng để tìm kiếm hạt ma, thứ có khả năng giải mã nguồn gốc của con người nói riêng và vật chất nói chung.

Đăng ngày: 16/02/2024
Dự án sao Kim của Liên Xô: Một kỳ công không gian

Dự án sao Kim của Liên Xô: Một kỳ công không gian "điên rồ" và vĩ đại!

Sao Kim là hành tinh thứ hai gần Mặt trời, được người xưa gọi là “Thái Bạch tinh” hay “Sao mai” vì nó thường là một trong những thiên thể sáng nhất vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối.

Đăng ngày: 15/02/2024
Lần đầu tiên phát hiện trực tiếp nước trên tiểu hành tinh giàu silicate

Lần đầu tiên phát hiện trực tiếp nước trên tiểu hành tinh giàu silicate

Sử dụng dữ liệu từ máy bay SOFIA, lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện nước trên bề mặt với dạng quan sát trên hai tiểu hành tinh giàu silicate mang tên Iris và Massalia.

Đăng ngày: 15/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News