Trung Quốc hé lộ nhiệm vụ Mặt trăng tiếp theo

Hằng Nga 6, nhiệm vụ Mặt trăng tiếp theo của Trung Quốc với mục tiêu lấy mẫu vật phía xa Mặt trăng, dự kiến khởi động vào năm 2024.

Trong nhiệm vụ Hằng Nga 6, trạm đổ bộ sẽ mang mẫu vật từ phía xa Mặt trăng về Trái Đất, đồng thời mang theo các thiết bị từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Pakistan, SCMP hôm 29/9 đưa tin.

Trung Quốc hé lộ nhiệm vụ Mặt trăng tiếp theo
Mô phỏng trạm đổ bộ của tàu Hằng Nga 5 hoạt động trên Mặt trăng. (Ảnh: CGTN).

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) hôm 29/9 cũng thông báo trên mạng xã hội Weibo rằng vệ tinh chuyển tiếp liên lạc Queqiao 2 sẽ phóng lên không gian vào nửa đầu năm 2024. Vệ tinh này có vai trò giúp Trái Đất và trạm đổ bộ Mặt trăng duy trì liên lạc. Trạm đổ bộ sẽ hạ cánh ở phía xa Mặt trăng, nơi không bao giờ quay về phía Trái Đất.

"10 nhiệm vụ lấy mẫu Mặt trăng trước đây trong lịch sử nhân loại đều ở phía gần của Mặt trăng. Phía xa tương đối cổ xưa hơn và có Bồn địa Aitken, một trong ba địa mạo chính trên Mặt trăng với tiềm năng mang đến những nghiên cứu có giá trị", CNSA cho biết. Mục đích chính của nhiệm vụ là khám phá và thu thập mẫu vật Mặt trăng từ những khu vực và niên đại khác nhau nhằm tìm hiểu thêm về thiên thể này.

"Để tăng cường hợp tác quốc tế, nhiệm vụ Hằng Nga 6 sẽ mang theo các hàng hóa và vệ tinh từ 4 quốc gia", CNSA viết trong thông báo của mình. Trong số này có một thiết bị do Pháp sản xuất nhằm phát hiện khí phóng xạ radon, máy dò ion âm của ESA, thiết bị phản xạ góc laser của Italy để hiệu chỉnh các hệ thống radar, vệ tinh nhỏ hình vuông CubeSat của Pakistan. "Trung Quốc đang đẩy nhanh dự án trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế và hy vọng có thêm nhiều đối tác quốc tế tham gia", CNSA chia sẻ.

Nhiệm vụ Hằng Nga 6 đặt mục tiêu thu thập từ 1 - 2kg mẫu đất đá Mặt trăng. Sau Hằng Nga 6, tàu vũ trụ Hằng Nga 7 sẽ hạ cánh xuống vùng cực nam Mặt trăng. Nhiệm vụ của con tàu bao gồm tìm kiếm dấu vết của băng, điều tra môi trường Mặt trăng và thời tiết trong khu vực, khảo sát địa mạo. Hằng Nga 8, nhiệm vụ cuối cùng trong chuỗi nhiệm vụ Hằng Nga, dự kiến tìm kiếm tài nguyên gần cực nam Mặt trăng và thiết lập một trạm nghiên cứu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà khoa học vũ trụ hàng đầu Trung Quốc nói tàu Ấn Độ không đáp xuống cực nam Mặt trăng

Nhà khoa học vũ trụ hàng đầu Trung Quốc nói tàu Ấn Độ không đáp xuống cực nam Mặt trăng

“Cha đẻ” của chương trình khám phá Mặt trăng của Trung Quốc vừa phản bác khẳng định của Ấn Độ rằng tàu Chandrayaan-3 đã đổ bộ xuống cực nam Mặt trăng.

Đăng ngày: 02/10/2023
Bức ảnh kinh ngạc của Trái đất ở 1/3 giây ánh sáng: Bài test

Bức ảnh kinh ngạc của Trái đất ở 1/3 giây ánh sáng: Bài test "độc" của Nhật Bản

Đằng sau bức ảnh này là bài kiểm tra quan trọng của tàu Nhật Bản.

Đăng ngày: 30/09/2023
Cánh buồm Mặt trời giúp tàu vũ trụ tới sao Hỏa trong 26 ngày

Cánh buồm Mặt trời giúp tàu vũ trụ tới sao Hỏa trong 26 ngày

Một nhóm nhà khoa học mô phỏng chuyến đi tới sao Hỏa và không gian liên sao bằng cánh buồm Mặt Trời làm từ aerographite với kết quả ấn tượng.

Đăng ngày: 29/09/2023
Trung Quốc táo bạo cho robot bay do thám rồi xây căn cứ ngầm trên Mặt trăng

Trung Quốc táo bạo cho robot bay do thám rồi xây căn cứ ngầm trên Mặt trăng

Chinh phục Mặt trăng là một trong những chiến lược lớn của Trung Quốc.

Đăng ngày: 29/09/2023
NASA bắt đầu mở viên nang ngoài Trái đất, nguy cơ vi khuẩn lạ xâm nhập?

NASA bắt đầu mở viên nang ngoài Trái đất, nguy cơ vi khuẩn lạ xâm nhập?

Các nhà khoa học đã vô cùng hồi hộp khi mở hộp đựng mẫu vật tiểu hành tinh của tàu thăm dò của OSIRIS-REx.

Đăng ngày: 29/09/2023
Phát hiện hàng nghìn vật thể giống Dải Ngân hà tràn ngập vũ trụ sơ khai

Phát hiện hàng nghìn vật thể giống Dải Ngân hà tràn ngập vũ trụ sơ khai

Kính thiên văn James Webb (JWST) đã tìm thấy hơn 1.000 thiên hà giống một cách bí ẩn với Dải Ngân hà của chúng ta đang ẩn náu trong vũ trụ sơ khai.

Đăng ngày: 29/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News