Trung Quốc lập kỷ lục truyền dữ liệu bằng cáp quang
Các nhà khoa học Trung Quốc hôm 9/5 thông báo phá vỡ kỷ lục thế giới về công suất truyền dữ liệu cáp quang đa lõi một chế độ, đạt mức 4,1 Pbit/s với cáp quang 19 lõi.
Nhóm nghiên cứu lập kỷ lục với cáp quang 19 lõi. (Ảnh: CFP).
Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia về mạng lưới và công nghệ truyền thông quang học thuộc Tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc (CICT) trước đó từng lập kỷ lục thế giới vào tháng 11 năm ngoái với mốc 3,03 Pbit/s. Họ sử dụng phương thức ghép kênh quang theo bước sóng (WDM)/dồn kênh phân chia theo không gian (SDM) kết hợp với truyền qua sợi cáp 19 lõi, dùng 680 kênh bước sóng với khoảng giãn 25 GHz, băng thông 17 THz. Kết quả nghiên cứu khi đó được công bố trên tạp chí IEEE Photonics Technology Letters.
Khoảng 6 tháng sau, phòng thí nghiệm tự phá vỡ kỷ lục và đạt công suất truyền tổng cộng 4,1 Pbit/s, tăng gần 40% so với kỷ lục năm ngoái. Để tạo ra kỷ lục mới, Xiao Xi, trưởng phòng thí nghiệm, cho biết đội nghiên cứu và phát triển đã tối ưu hóa và nâng cấp cấu trúc hệ thống quyền quang học và thuật toán xử lý tín hiệu kỹ thuật số.
Duy trì băng thông 17 THz với các băng tần S, C và L, nhóm nghiên cứu tối ưu hóa một số thiết bị điện quang trong hệ thống để quang phổ trong miền quang học siêu rộng, cải tiến hiệu suất của kênh truyền ở những băng tần khác nhau. Đồng thời, họ cũng áp dụng thuật toán cao cấp để tận dụng tối đa công suất truyền của 680 kênh bước sóng ở băng tần S, C và L. Qua đó, các nhà nghiên cứu tối đa hóa công suất truyền của mỗi lõi và kênh bằng cách điều chỉnh entropy thông tin (đại lượng mô tả mức độ hỗn loạn trong tín hiệu lấy từ một sự kiện ngẫu nhiên) của tín hiệu.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Pin làm từ vật liệu có một không hai này sẽ sớm thay thế pin lithium-ion trên ô tô điện
Pin lithium-ion có quá nhiều ưu điểm nhưng lại rất khó phân hủy, gây ra tác động lớn đến môi trường.

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”
Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.
