Trung Quốc muốn làm tàu vũ trụ dài nhất thế giới
Tàu vũ trụ lớn tới mức phải phóng từng phần riêng lẻ sau đó ghép lại với nhau trên không gian.
Theo SCMP, chính phủ Trung Quốc đang huy động các nhà khoa học tham gia xây dựng một tàu vũ trụ khổng lồ dài 1km. Nó sẽ ghép lại từ nhiều phần khác nhau, được phóng riêng lẻ lên không gian.
Mô hình tàu vũ trụ khổng lồ được nêu trong tài liệu của Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc. Theo đó, cơ quan này đang tìm kiếm các thiết kế xây dựng “siêu tàu vũ trụ” với chiều dài một km và xem nó là vũ khí chiến lược trong việc sử dụng tài nguyên không gian ở tương lai, và dùng cho mục đích khám phá bí ẩn vũ trụ.
Tên lửa Long March 2F thường được dùng để đưa tàu vũ trụ của Trung Quốc lên không gian. (Ảnh Globaltimes).
Đây là kích thước khổng lồ đối với tàu vũ trụ. Do đó, nó không thể được lắp ráp hoàn chỉnh dưới mặt đất và phóng một lần duy nhất lên không gian. Ý tưởng thiết kế ban đầu là chế tạo ra những module rời, phóng riêng lẻ, sau đó kết nối lại khi đã bay vào quỹ đạo.
Các nhà nghiên cứu được yêu cầu tìm cách giảm thiểu trọng lượng của tàu vũ trụ để giảm số lần phóng và chi phí xây dựng. Họ cũng phải đảm bảo khả năng kiểm soát các module, hạn chế độ lệch, biến dạng và rung động trong quá trình lắp ráp.
Chương trình thiết kế siêu tàu vũ trụ của Trung Quốc kéo dài 5 năm. Cơ quan chủ trì sẽ chọn ra 5 dự án tiềm năm nhất để tiếp tục phát triển, với kinh phí cho mỗi dự án là 2,3 triệu USD.
Theo SCMP, số tiền này chỉ là khoản tài trợ ban đầu trong việc nghiên cứu mô hình. Trên thực tế, một tàu vũ trụ với kích thước như vậy sẽ cần nguồn vốn lớn hơn gấp nhiều lần.
Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào chương trình không gian trong những năm qua. Vào tháng 5, họ đã đưa tài thăm dò lên sao Hỏa. Trước đó, hồi năm 2019, nước này trở thành quốc gia đầu tiên cho hạ cánh và vận hành một tàu thám hiểm ở vùng tối của Mặt Trăng.
Kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ riêng của Trung Quốc cũng khởi động từ tháng 4 với việc phóng module Thiên Hà lên quỹ đạo. Đây là thành phần đóng vai trò lõi của trạm vũ trụ Thiên Cung bên ngoài không gian.
Dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2022, hiện thực hóa tham vọng của Trung Quốc về việc tạo ra trạm vũ trụ thứ 2 trên không gian, bên cạnh ISS. Sau khi hoàn thành, Thiên Cung có cấu trúc hình chữ T, trọng lượng khoảng 100 tấn, gồm lõi và 2 moduel thí nghiệm để các phi hành gia, nhà khoa sinh sống và làm việc.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
