Trung Quốc phát hiện loài hoa lan mới trong môi trường sống của gấu trúc khổng lồ
Mới đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện một loài lan mới sinh trưởng trong môi trường sống của gấu trúc khổng lồ ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam nước này. Phát hiện được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế PhytoKeys.
Loài lan mới được phát hiện của Trung Quốc. (Nguồn: CGTN)
Theo Cục Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Ngọa Long, Tứ Xuyên, loài lan mới được đặt tên là Gastrochilus balangshanensis, lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 3/2023 tại các khu rừng của núi Balang, trong khuôn viên công viên quốc gia gấu trúc khổng lồ.
Sau khi quan sát kỹ, xem tài liệu, so sánh với các loài tương tự và phân tích phân tử có hệ thống, nhóm nghiên cứu kết luận, đây là một loài mới thuộc chi Gastrochilus trong họ Orchidaceae.
Báo cáo cho biết, Gastrochilus balangshanensis sinh trưởng trong các khu rừng lá kim hỗn giao, ở độ cao 2.100m-2.300m. Loài này nở hoa từ tháng 4-5 và kết trái tháng 8-9.
Đến nay, có hai quần thể loài lan này được phát hiện. Việc mở rộng khu vực khảo sát là rất quan trọng để phát triển các chiến lược bảo tồn hiệu quả.
Việc phát hiện loài lan mới này một lần nữa làm nổi bật sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Ngọa Long. Trong khoảng 6 thập niên kể từ khi khánh thành, nơi đây phát hiện được nhiều thực vật mới, đóng góp đáng kể vào việc bảo tồn các loài thực vật độc đáo và quý hiếm.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn
Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.
