Trung Quốc phát hiện loài sứa mới hình khối lập phương, không màu, 24 mắt và 3 xúc tu dài
Một nhóm nghiên cứu tại Hong Kong (Trung Quốc) thông báo vừa phát hiện loài sứa hộp mới ở khu bảo tồn thiên nhiên Mai Po thuộc khu hành chính đặc biệt này.
Phát hiện trên đánh dấu việc lần đầu tiên phát hiện loài có nọc độc tại vùng biển của Trung Quốc.
Một trường đại học ở Hong Kong, Trung Quốc phát hiện loài sứa hộp mới trong khu bảo tồn thiên nhiên.
Cụ thể, ngày 18/4, Đại học Baptist (HKBU) cùng chi nhánh của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF tại Hong Kong (Trung Quốc), Công viên Đại dương Hong Kong và Đại học Manchester (Anh) cho biết, nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu sứa từ một ao nuôi tôm nước lợ trong giai đoạn 2020-2022 và phát hiện loài sứa hộp mới.
Được đặt tên là Tripedalia maipoensis - dựa theo tên địa phương nơi nhóm nghiên cứu phát hiện, loài sứa hộp này có thân hình khối lập phương, không màu, 24 mắt và 3 xúc tu dài tới 10cm.
Những xúc tu này giống như những mái chèo thuyền, từ đó giúp loài sứa này có khả năng di chuyển nhanh hơn so với những loài sứa khác.
Giáo sư Qiu Jianwen tại Khoa sinh học của HKBU, cho biết, mặc dù Tripedalia maipoensis mới chỉ được phát hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Mai Po, nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng, loài này còn sinh sống tại những vùng nước gần cửa sông Châu Giang.
Theo chuyên gia Qiu, phát hiện mới nói trên của nhóm nghiên cứu đã làm nổi bật sự đa dạng của hệ sinh vật biển ở Hong Kong và thậm chí của cả Trung Quốc.
Sứa hộp, tên khoa học là Cubozoa, nằm trong nhóm một số loài sinh vật biển có nọc độc cao vốn được biết đến rộng rãi ở các vùng biển nhiệt đới.

Cá sói - "Quái vật biển sâu" thân thiện với con người
Cá sói (wolffish) sở hữu vẻ ngoài và khuôn mặt như những loài vật bước ra từ các bộ phim kinh dị, tuy nhiên điều mà ít ai ngờ tới lại là chúng vô cùng thân thiện với con người.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

"Vật thể lạ" cao 1.000m trồi lên ngoài khơi California
Sứ mệnh lập bản đồ đại dương Saildrone Surveyor đã tìm ra một vật thể lạ khổng lồ, nóng bỏng và không giống bất kỳ thứ gì trên Trái đất từng được nhìn thấy trước đây.

Trái tim của cá voi xanh có thực sự to bằng một chiếc ô tô không?
Có nhiều tin đồn cho rằng loài động vật lớn nhất trên hành tinh của chúng ta - cá voi xanh sở hữu trái tim to bằng cả một chiếc ô tô, tuy nhiên điều này chưa chắc đã đúng.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển
"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.
