Trung Quốc phát triển 100 vệ tinh viễn thám thời gian thực

Mạng lưới vệ tinh viễn thám thời gian thực đầu tiên của nước này đang được xây dựng với khả năng truyền dữ liệu nhanh vượt trội.

Kế hoạch không gian đầy tham vọng này được Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) tiết lộ tại Diễn đàn Hàng không Vũ trụ Thương mại Quốc tế đang diễn ra tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc hôm 25/11.

Trung Quốc phát triển 100 vệ tinh viễn thám thời gian thực
Mô phỏng mạng lưới vệ tinh viễn thám thời gian thực của Trung Quốc. (Ảnh: CASIC)

Mạng lưới viễn thám thời gian thực sẽ gồm khoảng 100 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo thấp và có khả năng quan sát Trái đất với phạm vi phủ sóng toàn cầu, phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau như cứu trợ thiên tai, bảo vệ sinh thái, giám sát giao thông và quản lý tài nguyên.

Sau khi hoàn thành, hệ thống chỉ mất vài phút để truyền dữ liệu quan sát từ không gian tới bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Trong quá khứ, phải mất hàng giờ hoặc thậm chí hàng ngày để đạt được điều đó.

"Mạng lưới được thiết kế tổng thể và có các liên kết giữa các vệ tinh, do đó nó có thể theo dõi một khu vực liên tục bằng nhiều vệ tinh và đạt được khả năng quan sát tần số cao, ngay cả ở cấp độ phút", Giám đốc kỹ thuật Yuan Hongy tại CASIC cho biết.

Ngoài mạng lưới viễn thám thời gian thực, CASIC cũng đang chuẩn bị triển khai dự án Xingyun giai đoạn 2, bao gồm các vụ phóng vệ tinh chuyên sâu cho mạng lưới Internet vạn vật (IoT).

Tổng cộng 80 vệ tinh với khả năng kết nối tất cả các nút thông tin hoặc cảm biến IoT trên toàn cầu sẽ bắt đầu được phóng lên từ năm sau.

Sau khi giai đoạn 2 hoàn thành, Trung Quốc có thể nhận liên lạc vệ tinh cứ sau 30 phút, cung cấp cho người dùng các dịch vụ và giải pháp IoT trong không gian với hơn 10 ứng dụng, theo Qian Wei, phụ trách dự án Xingyun của Tập đoàn Sanjiang có trụ sở tại Vũ Hán.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng loạt hố đen mini có thể từng đâm vào Mặt trăng

Hàng loạt hố đen mini có thể từng đâm vào Mặt trăng

Những hố đen mini hình thành từ thời sơ khai của vũ trụ có thể từng lao xuống Mặt Trăng mạnh đến mức làm biến đổi vật chất xung quanh.

Đăng ngày: 26/11/2021
Vì sao nữ giới lại có lượng kháng thể cao hơn nam giới sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Vì sao nữ giới lại có lượng kháng thể cao hơn nam giới sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Sau 6 tháng, dù có lượng kháng thể cao hơn nam giới nhưng mức kháng thể chống Covid-19 ở phụ nữ lại bị giảm hơn 50% so với mức cao nhất khi tiêm vaccine, theo nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 26/11/2021
Camera 3,2 tỷ pixel tại Chile sắp quan sát vũ trụ

Camera 3,2 tỷ pixel tại Chile sắp quan sát vũ trụ

Camera kỹ thuật số lớn nhất thế giới LSST tại Chile sẽ giúp giới khoa học nghiên cứu thiên hà, tiểu hành tinh và hiện tượng vũ trụ bí ẩn.

Đăng ngày: 26/11/2021
Trung Quốc sẽ chế tạo lò hạt nhân mạnh gấp 100 lần của NASA để khám phá Mặt trăng, sao Hỏa

Trung Quốc sẽ chế tạo lò hạt nhân mạnh gấp 100 lần của NASA để khám phá Mặt trăng, sao Hỏa

Trung Quốc đang phát triển một loại lò phản ứng hạt nhân cực mạnh để phục vụ sứ mệnh khám phá Mặt trăng và sao Hoả, các nhà nghiên cứu tham gia dự án cho biết.

Đăng ngày: 26/11/2021
Nga phóng

Nga phóng "bến tàu" lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Tên lửa Soyuz của Nga hôm 24/11 đã cất cánh từ miền nam Kazakhstan, mang theo module ghép nối tàu vũ trụ Prichal lên ISS.

Đăng ngày: 26/11/2021
Kính thiên văn NASA/ESA bắt được tia X lạ từ 3 hành tinh

Kính thiên văn NASA/ESA bắt được tia X lạ từ 3 hành tinh "địa ngục"

Kính thiên văn tia X Chandra của NASA và vệ tinh XMM-Newton của ESA đã điều tra hoạt động tia X bất thường từ 3 sao lùn trắng và phát hiện 3 vật thể là hành tinh hoặc sao đồng hành mà nó cất giấu.

Đăng ngày: 25/11/2021
Sóng hấp dẫn: Nhân tố thay đổi

Sóng hấp dẫn: Nhân tố thay đổi "cục diện" về tiến hóa vũ trụ

Trong quá trình khám phá nhằm làm sáng tỏ sự tiến hoá vũ trụ, về sự sống và cái chết trên các hành tinh, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra lượng sóng hấp dẫn với con số kỷ lục.

Đăng ngày: 25/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News