Trung Quốc phát triển chùm vệ tinh để thám hiểm không gian sâu
Trung Quốc sẽ phát triển một chùm vệ tinh, mang tên Queqiao, hay Magpie Bridge (Cầu Ô Thước), cung cấp các dịch vụ viễn thông, điều hướng và viễn thám, phục vụ thám hiểm không gian sâu.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-2D đã đưa vệ tinh Dao Cảm-36 lên không gian ngày 15/12/2022. (Ảnh minh họa: THX/TTXVN)
Thông tin trên được chuyên gia vũ trụ cấp cao Wu Yanhua, người đứng đầu dự án về thám hiểm không gian sâu, đưa ra tại Hội nghị thám hiểm không gian sâu quốc tế lần thứ nhất, tổ chức tại thành phố Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc.
Theo ông Wu Yanhua, chùm vệ tinh thử nghiệm sẽ được nước này phát triển vào khoảng năm 2030 để hỗ trợ giai đoạn 4 của chương trình thám hiểm Mặt trăng và việc xây dựng trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế. Sau đó, nước này sẽ phát triển một chùm vệ tinh tiêu chuẩn cơ bản vào khoảng năm 2040 để thực hiện nhiệm vụ điều hướng khu vực và cung cấp các dịch vụ thám hiểm Mặt trăng có người lái và thám hiểm không gian sâu đối với các hành tinh khác như sao Hỏa và sao Kim.
Trung Quốc dự kiến mở rộng chùm vệ tinh trên vào khoảng năm 2050 để cung cấp các dịch vụ thám hiểm sao Hỏa, sao Kim, các hành tinh khổng lồ cũng như vùng rìa của hệ Mặt Trời.
Theo Cơ quan Quản lý vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA), nước này có kế hoạch phóng vệ tinh chuyển tiếp Queqiao-2, hay Magpie Bridge-2, thực hiện nhiệm vụ liên lạc giữa phần tối của Mặt trăng với Trái Đất, vào năm 2024. Vệ tinh này đóng vai trò nền tảng chuyển tiếp cho giai đoạn 4 trong chương trình thám hiểm Mặt trăng, cung cấp dịch vụ liên lạc cho các sứ mệnh Chang'e (Thường Nga) 4, Chang'e 6, Chang'e 7 và Chang'e 8.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
