Trung Quốc phóng tàu vũ trụ tái sử dụng bí ẩn
Lần thứ hai trong vòng 2 năm, Trung Quốc phóng một phương tiện tái sử dụng bí mật trong nhiệm vụ trên quỹ đạo Trái đất.
Tên lửa Trường Chinh 2F của Trung Quốc. (Ảnh: CASC)
Tên lửa Trường Chinh 2F chở tàu vũ trụ thử nghiệm cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi hôm 5/8, Xinhua đưa tin. Con tàu sẽ ở trên quỹ đạo một thời gian trước khi quay lại Trái đất và hạ cánh theo lịch trình. Trong thời gian đó, các chuyên gia sẽ kiểm nghiệm công nghệ tái sử dụng và dịch vụ trên quỹ đạo để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho mục đích hòa bình.
Xinhua không đưa thêm chi tiết nào khác về tàu vũ trụ. Nhưng phương tiện bí ẩn được cho là máy bay vũ trụ không người lái, có thể có kích thước tương đương máy bay X-37B của Mỹ, dựa trên sức chở của tên lửa Trường Chinh 2F.
Trung Quốc từng phóng một tàu vũ trụ tái sử dụng thử nghiệm hồi tháng 9/2020. Con tàu ở trên không trung hai ngày và giải phóng một khối hàng nhỏ trên quỹ đạo trước khi hạ cánh ở Trung Quốc. Hiện chưa rõ đây có phải là phương tiện phóng hôm 5/8 hay không. Để so sánh, máy bay X-37B đã quay quanh Trái đất hơn 800 ngày trong nhiệm vụ thứ 6 của chương trình. Nhiều khả năng Không quân Mỹ có 2 máy bay vũ trụ dài 8,8 m do Boeing chế tạo.
Ngày 4 - 5/8 đánh dấu 6 vụ phóng tên lửa, mở đầu với tên lửa Rocket Lab chở một vệ tinh gián điệp của Văn phòng trinh sát quốc gia Mỹ. Tên lửa Atlas V của United Launch Alliance chở vệ tinh cảnh báo tên lửa của Không quân Mỹ. Blue Origin chở 6 người lên không gian cận quỹ đạo. Trung Quốc phóng vệ tinh quan sát Trái đất TECIS 1. Tàu thăm dò Danuri của Hàn Quốc cất cánh trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao
Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!
Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.
