Trung Quốc phóng vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu cho sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng vệ tinh có vai trò liên lạc giữa các hoạt động mặt đất và một tàu vũ trụ ở Mặt trăng hôm 20/3, đánh dấu giai đoạn mới trong hành trình thám hiểm.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, tên lửa Trường Chinh 8 mang theo vệ tinh Cầu Ô Thước-2 nặng 1,2 tấn, và hai vệ tinh thu nhỏ Thiên Đô-1 và 2, được phóng từ tỉnh đảo phía nam Hải Nam, sẽ giúp chuyển tiếp tín hiệu từ mặt xa của Mặt trăng xuống các thiết bị ở mặt đất.

Thông thường, mặt gần của Mặt trăng luôn hướng về Trái đất. Điều đó có nghĩa là không thể truyền dữ liệu từ mặt xa vì không có đường ngắm trực tiếp. Cầu Ô Thước-2 sẽ quay quanh mặt trăng và chuyển tiếp tín hiệu đến và đi từ tàu vũ trụ Hằng Nga-6, dự kiến sẽ được phóng vào tháng 5.

Trung Quốc phóng vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu cho sứ mệnh Mặt trăng
Trung Quốc phóng vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu cho sứ mệnh Mặt trăng.

Nhiệm vụ của tàu thăm dò Hằng Nga-6 sẽ là tìm cách lấy các mẫu từ một lưu vực cổ xưa trên mặt xa của Mặt trăng.

Cầu Ô Thước-2 cũng sẽ được sử dụng làm nền tảng tiếp sức cho sứ mệnh mặt trăng Hằng Nga-7 vào năm 2026 và sứ mệnh Hằng Nga-8 vào năm 2028. Đến năm 2040, Cầu Ô Thước-2 sẽ là một phần của chòm vệ tinh chuyển tiếp đóng vai trò là cầu nối liên lạc cho các sứ mệnh mặt trăng và thám hiểm trên các hành tinh khác như Sao Hỏa và Sao Kim. Chòm vệ tinh này cũng sẽ cung cấp hỗ trợ liên lạc, điều hướng và viễn thám cho trạm nghiên cứu của Trung Quốc được lên kế hoạch đặt ở cực nam của mặt trăng.

Cầu Ô Thước-2 có tuổi thọ được thiết kế ít nhất 8 năm và sẽ tiếp nối Cầu Ô Thước-1, được phóng vào năm 2018, có tuổi thọ thiết kế là 5 năm và chỉ nặng bằng 1/3.

Năm 2019, Hằng Nga-4 là tàu vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc thực hiện hạ cánh mềm ở phía xa của Mặt trăng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật thực toàn phần ngày 8/4 sẽ diễn ra như thế nào?

Nhật thực toàn phần ngày 8/4 sẽ diễn ra như thế nào?

Nhật thực toàn phần hiếm đến mức một vị trí nhất định trên Trái đất chỉ có khả năng nhìn thấy một lần sau trung bình 375 năm.

Đăng ngày: 20/03/2024
Kính thiên văn Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu gặp trục trặc

Kính thiên văn Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu gặp trục trặc

Các nhà khoa học đang nỗ lực làm tan chảy một lớp băng mỏng ngày càng dày lên, che mờ tầm nhìn của kính thiên văn vũ trụ Euclid - được mệnh danh là " thám tử vũ trụ tối".

Đăng ngày: 20/03/2024
Khi nào cả 8 hành tinh trong Hệ Mặt trời thẳng hàng?

Khi nào cả 8 hành tinh trong Hệ Mặt trời thẳng hàng?

Dù đôi lúc trông gần nhau và tương đối thẳng hàng khi nhìn từ Trái đất, các hành tinh thực tế vẫn cách nhau rất xa ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 20/03/2024
Thứ kỳ lạ xuất hiện trên

Thứ kỳ lạ xuất hiện trên "bản sao Trái đất": Gợi ý về sự sống?

Phát hiện mới có thể góp phần giải thích nguồn gốc sự sống trên chính Trái đất của chúng ta.

Đăng ngày: 20/03/2024
Nhật Bản tiến hành nghiên cứu trồng cây lương thực trên Mặt trăng

Nhật Bản tiến hành nghiên cứu trồng cây lương thực trên Mặt trăng

Đại học Chiba đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Làm vườn Không gian nhằm tập hợp những kiến thức mới nhất trong các lĩnh vực như robot và chỉnh sửa bộ gene để phục vụ việc trồng cây trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 20/03/2024
Kính viễn vọng Hubble hé lộ hiện tượng lỗ hổng khổng lồ trong các thiên hà!

Kính viễn vọng Hubble hé lộ hiện tượng lỗ hổng khổng lồ trong các thiên hà!

Trong nhiều năm, con người luôn tràn ngập sự tò mò và mong muốn khám phá những bí ẩn của vũ trụ.

Đăng ngày: 19/03/2024

"Ngôi sao mới" sáng như sao Bắc Đẩu sẽ bùng cháy trên bầu trời năm nay

Một vụ nổ tân tinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường dự kiến sẽ trang trí bầu trời đêm năm nay với một " ngôi sao mới" sẽ nhanh chóng trở nên sáng như Sao Bắc Đẩu.

Đăng ngày: 19/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News