Trung Quốc phóng vệ tinh quan sát Mặt trời đầu tiên tháng sau
Vệ tinh CHASE nặng 550kg sẽ hoạt động trong ít nhất ba năm ở quỹ đạo cao 520km so với bề mặt Trái đất.
Trung Quốc dự định phóng vệ tinh quan sát Mặt trời đầu tiên từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, khoảng giữa tháng 10, theo Wang Wei, phó giám đốc Viện Kỹ thuật Vệ tinh Thượng Hải thuộc Viện Công nghệ Du hành Vũ trụ Thượng Hải.
Vệ tinh quan sát Mặt trời sẽ mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực khoa học. (Ảnh: Astronomy Photographer of the Year awards)
Vệ tinh mang tên Chinese H-Alpha Solar Explorer (CHASE) nặng 550kg, được thiết kế để duy trì quỹ đạo đồng bộ Mặt trời ở độ cao 520km so với bề mặt Trái đất trong ít nhất ba năm. Đây sẽ là kính viễn vọng Mặt trời đầu tiên của Trung Quốc đặt ngoài không gian.
"CHASE được các kỹ sư tại viện của tôi thiết kế và chế tạo, có nhiệm vụ thu thập dữ liệu quang phổ và hình ảnh của Mặt trời, kiểm chứng những công nghệ vệ tinh mới. Dụng cụ khoa học đặc biệt của nó là máy quang phổ hình ảnh H-alpha do Viện Quang học, Cơ học chính xác và Vật lý Trường Xuân thuộc Viện Khoa học Trung Quốc phát triển", Wang nói. Ông cũng cho biết, vệ tinh có độ chính xác định hướng và độ ổn định bay cao.
"Nghiên cứu Mặt trời giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc và sự phát triển của từ trường vũ trụ, sự tăng tốc và phân bố của các hạt năng lượng và những hiện tượng vật lý khác. Ngoài giá trị khoa học, hiểu thêm về Mặt trời cũng giúp chúng ta tránh bị gián đoạn dịch vụ điều hướng và liên lạc do các hoạt động của Mặt trời, bảo vệ phi hành gia và tàu vũ trụ tốt hơn", Wang nói.
"Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới đài quan sát Mặt trời dưới mặt đất nhưng vẫn thiếu công cụ quan sát ở không gian. Vệ tinh mới được kỳ vọng sẽ cung cấp cho các nhà khoa học một nền tảng trên quỹ đạo để củng cố nghiên cứu về Mặt trời và cải tiến các công nghệ liên quan", Wang bổ sung.
Một số vệ tinh Trung Quốc cũng mang thiết bị có thể thu thập dữ liệu về Mặt trời, nhưng CHASE sẽ là vệ tinh đầu tiên chuyên quan sát ngôi sao này. Ngoài CHASE, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang phát triển một vệ tinh mang tên Advanced Space-Based Solar Observatory dùng để nghiên cứu các đặc điểm vật lý của Mặt trời.
Mỹ và châu Âu đã phóng hàng chục tàu vũ trụ chuyên dụng để quan sát Mặt trời, ví dụ như Tàu thăm dò Mặt trời Parker và STEREO, theo Pang Zhihao, nhà nghiên cứu tàu vũ trụ đã nghỉ hưu tại Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc. Ông cho biết, các vệ tinh quan sát Mặt trời của Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực khoa học và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghệ cao.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
