Trung Quốc sắp đưa robot lên Mặt trăng sau hàng thập niên
Trung Quốc đang chuẩn bị phóng tên lửa mang robot có khả năng thu thập thêm nhiều mẫu đất đá trên Mặt trăng, sau hàng thập niên bỏ ngỏ.
Theo South China Morning Post (SCMP) hôm 17/11, Trung Quốc đang chuẩn bị phóng tên lửa mang vệ tinh lên Mặt trăng vào tuần tới, sau hàng thập niên bỏ ngỏ.
Ngày 17-11, tên lửa mang tên Long March-5 đã được di chuyển từ nhà chứa máy bay đến bệ phóng tại căn cứ không gian ở Wenchang, phía đông đảo Hải Nam.
Theo dự kiến, tên lửa Long March-5 mang theo robot Chang’e-5 sẽ đổ bộ lên Mặt trăng vào đầu tuần tới. Sau đó, vệ tinh sẽ đào sâu xuống dưới mặt đất hai mét và xúc các mẫu đất đá để đưa về Trái đất.
Nếu nhiệm vụ thành công, các nhà khoa học sẽ có thể nghiên cứu những mẫu vật hoàn toàn mới, lần đầu tiên sau khi Mỹ và Nga thực hiện từ những năm 1960, 1970, theo SCMP.
Hình dạng tên lửa Long March-5. (Ảnh: SCMP)
Tên lửa "Long March-5" có biệt danh là “Fat 5” vì hình dạng cồng kềnh, và đã thất bại nhiều lần trong những lượt phóng thử trước đó. Nhưng Trung Quốc vẫn kiên trì tiếp tục nhờ vào nguồn tài năng kỹ thuật và vốn tài chính khổng lồ đổ vào nó, theo SCMP.
Chương trình khám phá Mặt trăng bằng robot ''Chang'e 5'' được đặt tên từ một vị thần tiên quen thuộc với người Trung Quốc và Việt Nam, chính là Hằng nga.
Đây là một trong những chương trình chinh phục vũ trụ tham vọng nhất của Trung Quốc, kể từ sau khi trở thành quốc gia thứ ba đưa thành công người lên vũ trụ vào năm 2003, sau Mỹ và Nga.
Trung Quốc vừa tranh thủ hợp tác với các nước khác để khám phá vũ trụ, vừa cạnh tranh với nhiều nước như Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ để tạo thêm nhiều thành tựu trong cuộc chạy đua chinh phục không gian.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
