Điều gì xảy ra nếu cá voi lưng gù đụng độ cá sấu?

Con cá voi lưng gù bơi lạc vào sông cá sấu ở bang Northern Territory vẫn có cơ hội đánh bại cá sấu nếu nó ở trong tình trạng tốt.

Trong những tháng gần đây, 3 con cá voi lưng gù xuất hiện ở sông East Alligator chảy qua vườn quốc gia Kakadu thuộc bang Northern Territory. Trái ngược với tên gọi, con sông không chứa cá sấu mõm ngắn mà là lãnh địa của loài cá sấu mõm dài. Vùng nước nông ở cửa sông không phải nơi dành cho con cá voi to bằng chiếc xe buýt. Đây là lần đầu tiên cá voi lưng gù được bắt gặp trên dòng sông này, thu hút nhiều sự chú ý. Tuần trước, một trong 3 con cá voi lại quay về cửa sông và các nhà khoa học đang theo dõi nó chặt chẽ.

Điều gì xảy ra nếu cá voi lưng gù đụng độ cá sấu?
Con cá voi lưng gù quay lại sông East Alligator tuần trước. (Ảnh: Abc).

Hành trình kỳ lạ của những con cá voi dấy lên nhiều câu hỏi. Tại sao chúng lại bơi lạc đến dòng sông? Liệu chúng có mắc kẹt ở bờ sông nhiều bùn lầy hay không? Nếu cá voi lưng gù đụng độ cá sấu, loài nào sẽ giành phần thắng?

Bầy cá voi lưng gù được phát hiện hồi tháng 9/2020 bởi nhà sinh thái học biển Jason Fowler và các đồng nghiệp trong một chuyến đi câu cá. Chúng bơi khoảng 20km về phía thượng nguồn sông. Fowler chụp ảnh vây lưng của cá voi lưng gù làm bằng chứng, đồng thời báo cáo cho nhà chức trách và cộng đồng nghiên cứu. Sau đó, hai con cá voi tự trở về biển, chỉ có một con cần trợ giúp. Các nhà nghiên cứu lo ngại nó có thể mắc kẹt ở vùng nước nông đầy bùn. Nếu điều đó xảy ra, nó có thể bị cá sấu tấn công trong vòng một phút.

Những chuyên gia cân nhắc nhiều giải pháp để lùa cá voi về biển, bao gồm dựng rào cản hữu hình như quây lưới hoặc thuyền, bật tiếng kêu của cá voi sát thủ, động vật chuyên săn cá voi lưng gù. Sau 17 ngày, con cá voi cuối cùng cũng tự bơi ra biển. Nhưng gần đây, nó lại trở về và bơi quanh cửa sông. Dường như nó bị sút cân, nhiều khả năng là kết quả từ hành trình di cư. Hiện nay, các nhà khoa học đang theo dõi nó ở vịnh Van Diemen.

Nhóm chuyên gia cũng băn khoăn về sức khỏe của con cá voi và lý do nó không bơi về phương nam tới khu vực kiếm ăn ở Nam Cực. Bầy cá voi thuộc quần thể cá voi lưng gù ven biển phía tây Australia. Mỗi năm, quần thể này thường di chuyển từ vùng biển lạnh ngoài khơi Nam Cực tới vùng biển ấm ở Kimberly để sinh sản. Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân bầy cá voi bơi tới sông East Alligator. Cá voi lưng gù là loài vật vô cùng tò mò và có thể bơi vào dòng sông để khám phá khu vực.

Một giả thuyết khác là chúng có thể nhầm lẫn về định vị, nguyên nhân khiến cá voi hoa tiêu mắc cạn hàng loạt ở Tasmania hồi tháng 9/2020. Về lâu dài, cơ may sống sót của con cá voi lưng gù ở sông East Alligator rất mong manh. Nồng độ muối thấp có thể gây ra vấn đề ở da cá voi. Nó cũng có thể mắc cạn ở vùng nước nông và không thể rời khỏi bờ sông nhiều bùn lầy. Tại đó, con vật có thể chết do bị quá nhiệt, hoặc cơ quan nội tạng của nó bị đè nát dưới sức nặng cơ thể. Nguy cơ khác là con cá voi có thể bị đàn cá sấu tấn công.

Trong trường hợp đó, cá voi sẽ giành phần thắng nếu nó ở trong tình trạng tương đối tốt và bơi khỏe. Cá voi lưng gù là động vật rất mạnh. Một cú quật đuôi của nó đủ sức hất văng cá sấu. Nếu cá sấu cắn cá voi, những chiếc răng của chúng có thể xuyên qua da cá voi và chạm vào lớp mỡ dày. Nhưng chúng cần đòn tấn công khác để gây tổn thương lớn hơn. Da cá voi có khả năng liền lại rất tốt sau tổn thương.

Các nhà khoa học hy vọng có thể lấy mẫu phân cá voi ở vịnh Van Diemen, và thu thập dịch nhầy ở mũi để nghiên cứu sức khỏe của nó. Tuy nhiên, tình huống tốt nhất là con cá voi tự bơi ra vùng biển ngoài khơi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chỉ cần tái kích hoạt gene, rắn mối Philippines sẽ có lại đôi chân

Chỉ cần tái kích hoạt gene, rắn mối Philippines sẽ có lại đôi chân "bụ bẫm" mà tổ tiên chúng đã bỏ đi

Rắn mối đã phá bỏ quy tắc mà chúng ta đặt ra cho tiến hóa, là mất rồi thì đừng hòng đòi lại nữa.

Đăng ngày: 15/11/2020

"Vũ khúc tử thần" trong đêm: Cạp nia xoay như chong chóng quanh cơ thể rắn nước Keelback - Nguyên nhân là gì?

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy hành động này ở loài rắn cạp nia có nọc độc cực mạnh, vậy nguyên nhân ở đây là gì?

Đăng ngày: 13/11/2020
Nhầm vòi phun nước là bạn tình, rắn nâu độc

Nhầm vòi phun nước là bạn tình, rắn nâu độc "mây mưa" không biết mệt

Các chuyên gia bắt rắn phát hiện một con rắn nâu phương đông tìm cách giao phối với vòi phun nước trong vườn nhà dân ở bang Queensland.

Đăng ngày: 13/11/2020
Đằng sau bức ảnh khỉ hà hơi thổi ngạt cho đồng loại đầy bị thương

Đằng sau bức ảnh khỉ hà hơi thổi ngạt cho đồng loại đầy bị thương

Nhiếp ảnh gia bất ngờ khi chụp được khoảnh khắc con khỉ dường như tiến hành hà hơi thổi ngạt cho một con khỉ cái trong đàn bị thương và nằm trên mặt đất. - Ngôi sao

Đăng ngày: 13/11/2020
Cầy mangut cái gây chiến để giao phối với kẻ địch

Cầy mangut cái gây chiến để giao phối với kẻ địch

Để giao phối với con đực từ đàn đối thủ, cầy mangut cái phát triển phương pháp khôn khéo để đánh lừa bạn tình bằng cách gây chiến.

Đăng ngày: 12/11/2020
Cận cảnh chim bồ câu giá 34,7 tỷ đồng, được vệ sĩ canh chừng từng phút

Cận cảnh chim bồ câu giá 34,7 tỷ đồng, được vệ sĩ canh chừng từng phút

New Kim, một con bồ câu mái 2 tuổi được mua với giá 1,5 triệu USD, tương đương 34,7 tỷ đồng.

Đăng ngày: 11/11/2020
Sự thật khó tin về trí thông minh của cá heo

Sự thật khó tin về trí thông minh của cá heo

Năm 1985, trong một cuộc nghiên cứu về cá heo, để giải khuây, một nhà khoa học đã đóng giả làm Poseidon, ông ta đặt vòng rong biển lên đầu và sau đó ném nó xuống biển.

Đăng ngày: 11/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News