Trung Quốc sắp thử nghiệm tàu đệm từ chạy trên đường ray "lộn ngược"
Trung Quốc sắp thử nghiệm tàu đệm từ chở khách chạy trên đường ray đơn trên cao với tốc độ tối đa 120km/h.
Tàu đệm từ Xingguo xuất xưởng tại cơ sở lắp ráp ở Vũ Hán vào tháng 12/2021. (Ảnh: China News)
Đường sắt treo dành cho tàu đệm từ đầu tiên trên thế giới mang tên "Xingguo" đang trải qua đợt điều chỉnh cuối cùng ở Cám Châu, tỉnh Giang Tây, dự kiến hoàn thành chạy thử trong tháng 7. Xingguo kết hợp hai công nghệ giao thông hiện đại là đệm từ (maglev) và đường sắt treo.
Đường sắt treo có hình dáng giống đường sắt truyền thống nhưng lộn ngược. Trung Quốc là nước thứ ba trên thế giới sau Đức và Nhật Bản làm chủ công nghệ, theo Wang Zhongmei, trưởng phòng kỹ thuật ở Tập đoàn công nghiệp và khoa học đường sắt Trung Quốc (CRSIC), một trong những đơn vị tham gia dự án. "Không chỉ chiếm ít đất hơn, đường sắt treo còn không ảnh hưởng tới người đi bộ hoặc xe cơ giới. Loại hình đường sắt này có tuyến đường độc lập và chi phí chỉ bằng 1/5 so với tàu điện ngầm", Wang cho biết.
Xingguo là tàu đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ đệm từ trên đường sắt treo. "Đường sắt treo hiện nay sử dụng điện để đẩy các bánh chạy trên đường ray", Yang Bin, thư ký ở Đại học Khoa học và Công nghệ Giang Tây, nói. "Xingguo là một loại phương tiện đệm từ chạy trên đường ray đơn".
Tàu đệm từ Xingguo chạy trên đường ray đơn trên cao dài 800 m ở vận tốc 80 km/h. Khác với tàu đệm từ siêu dẫn và tàu đệm từ dẫn điện thông thường, công nghệ mới có thể nâng tàu lên mà không cần dẫn điện. Xingguo sử dụng lực đẩy không tiếp xúc. Công nghệ từ trường vĩnh cửu giúp phương tiện tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đây là loại tàu không người lái, các toa di chuyển trên một đường ray trên cao, được hỗ trợ bởi những cột trụ bằng thép và bê tông. Con tàu có sức chứa 88 hành khách và tốc độ tối đa 120km/h.
Công nghệ mới không chỉ sử dụng được trong thành phố mà cả ở vùng núi cao và môi trường sa mạc, có thể hỗ trợ tàu điện ngầm và hệ thống đường sắt đô thị.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
