Trung Quốc sẽ phóng "Mặt Trăng nhân tạo" năm 2020
Vệ tinh "Mặt Trăng nhân tạo" có độ sáng gấp 8 lần Mặt Trăng thật, đủ chiếu rọi khu vực có đường kính 10 - 80km.
Vệ tinh chiếu sáng sẽ hỗ trợ Mặt Trăng vào ban đêm. (Ảnh: People's Daily Online).
Thành phố Thành Đô ở tây nam Trung Quốc đang lên kế hoạch phóng vệ tinh chiếu sáng hay còn gọi là "Mặt Trăng nhân tạo" vào năm 2020, theo Wu Chunfeng, chủ tịch Viện nghiên cứu khoa học hàng không vũ trụ và hệ thống vi điện tử Thành Đô, People’s Daily Online đưa tin. Wu chia sẻ về kế hoạch trong một hội thảo tổ chức ở Thành Đô hôm 10/10.
Vệ tinh chiếu sáng được thiết kế để bổ sung cho Mặt Trăng vào ban đêm. Wu cho biết độ sáng của Mặt Trăng nhân tạo sẽ gấp 8 lần Mặt Trăng thật và đủ sáng để thay thế đèn đường. Vệ tinh sẽ chiếu sáng khu vực có đường kính 10 - 80km và vùng chiếu sáng chính xác có thể được kiểm soát trong phạm vi vài chục mét.
Ý tưởng về "Mặt Trăng nhân tạo" xuất phát từ đề xuất của một họa sĩ người Pháp về việc treo chuỗi tấm gương bên trên Trái Đất để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời xuống đường phố Paris quanh năm. Quá trình thử nghiệm vệ tinh nhân tạo bắt đầu cách đây hai năm và hiện nay, công nghệ đã hoàn thiện.
Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại ánh sáng phản chiếu từ không gian có thể gây tác động bất lợi đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều loài động vật và quan sát thiên văn. Kang Weimin, giám đốc Viện quang học thuộc Viện công nghệ Cáp Nhĩ Tân, giải thích ánh sáng của vệ tinh tương tự lúc chạng vạng nên không ảnh hưởng tới sinh hoạt của động vật.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
