Trung Quốc sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận mẫu vật Mặt trăng

Các mẫu vật Mặt trăng được sứ mệnh “Hằng Nga-6” của Trung Quốc mang về vào cuối tháng 6, sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận rộng rãi để tìm hiểu.

Trước đó, tàu vũ trụ “Hằng Nga-6” đã chuyển giao 1.935,3 gam mẫu vật Mặt trăng từ mặt cắt xa của Mặt trăng vào ngày 25/06 vừa qua. Đây cũng là lần đầu tiên con người có thể thu thập được vật liệu từ khu vực chưa được khám phá này, khiến nhiều nhà khoa học kỳ vọng có thể mở rộng hiểu biết về Mặt trăng thông qua các mẫu vật độc đáo.

Trung Quốc sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận mẫu vật Mặt trăng
Các nhà khoa học trên thế giới đều mong muốn có được những mẫu vật “độc nhất vô nhị” này. (Ảnh minh họa: CCTV).

Các mẫu vật Mặt trăng trên sẽ được phân phối cho các nhà nghiên cứu thông qua một Hệ thống ứng dụng mở. Các nhà nghiên cứu quốc tế có thể truy cập Hệ thống dữ liệu khoa học và phát hành mẫu vật về thám hiểm Mặt trăng và Không gian sâu trên trang web “Thám hiểm Mặt trăng và Thám hiểm Không gian sâu” của Trung Quốc (www.clep.org.cn) để tìm thông tin chi tiết và nộp đơn xin tiếp cận các mẫu vật.

Ông Lý Xuân Lai (Li Chunlai), Phó Giám đốc thiết kế của Sứ mệnh Hằng Nga-6 cho biết thêm: “Chúng tôi chỉ nghiên cứu mặt gần của Mặt trăng, nhưng vẫn còn một nửa mà chúng ta biết rất ít về nó. Nó khác với mặt cắt gần của Mặt trăng như thế nào? Tại sao lại khác? Cho đến nay, chúng tôi đã hoàn thành các bước đầu tiên là mở niêm phong, phân loại và xử lý các mẫu, cùng với việc tiến hành phân tích sơ bộ. Vào khoảng cuối năm, chúng tôi sẽ phân phối các mẫu cho các nhà khoa học trong nước để nghiên cứu chuyên sâu”.

Theo Phó giám đốc thiết kế của Sứ mệnh Hằng Nga-6 , các nhà khoa học trên toàn thế giới đang rất mong muốn có được những mẫu “độc nhất vô nhị” này. Mặc dù con người trước đó đã thu thập được 10 bộ mẫu từ mặt gần của Mặt trăng, nhưng đây là mẫu duy nhất từ ​​mặt xa, khiến nó trở nên đặc biệt có giá trị để thúc đẩy các nghiên cứu về Mặt trăng.

“Cho đến nay, cổng thông tin tiếp nhận các đơn xin cấp mẫu quốc tế từ sứ mệnh Hằng Nga-6 đã đóng lại. Đối với các mẫu vật thu được, sẽ phải mất một thời gian nữa chúng mới có thể được tiếp cận để nghiên cứu toàn cầu. Theo thông lệ, các nhà khoa học Trung Quốc của chúng tôi phải nghiên cứu các mẫu trong một thời gian trước khi các đơn xin cấp nghiên cứu như vậy được mở cho các nhà nghiên cứu quốc tế”, ông Lý Xuân Lai cho biết thêm.

Tàu thăm dò Hằng Nga-6 được phóng từ Bãi phóng tàu vũ trụ Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 3 tháng 5 năm 2024. Nó đã hạ cánh xuống phía xa của Mặt trăng vào ngày 2 tháng 6. Trong thời gian lưu trú 2 ngày, các phi hành gia đã cố gắng thu thập gần 2 kg mẫu vật vật liệu từ Mặt trăng. Vào ngày 25/6, tàu Hằng Nga-6 khi trở về đã mang theo các mẫu vật về và hạ cánh ở miền bắc Trung Quốc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảnh độc của NASA: 7 thiên hà thẳng hàng, không - thời gian bị bẻ cong

Ảnh độc của NASA: 7 thiên hà thẳng hàng, không - thời gian bị bẻ cong

Dữ liệu từ " chiến binh" Hubble của NASA đã tiết lộ hình ảnh ngoạn mục về một chiếc kính lúp khổng lồ, được tạo ra bởi các thiên hà và cụm thiên hà.

Đăng ngày: 26/09/2024
Pháp dùng laser liên lạc với vệ tinh từ mặt đất

Pháp dùng laser liên lạc với vệ tinh từ mặt đất

Pháp thành công thiết lập liên kết laser ổn định tốc độ cao giữa vệ tinh nano ở quỹ đạo thấp và trạm quang học thương mại dưới mặt đất.

Đăng ngày: 26/09/2024
Phát hiện chùm thiên hà đặc biệt với những dòng khí nóng giao nhau

Phát hiện chùm thiên hà đặc biệt với những dòng khí nóng giao nhau

Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một đuôi khí nóng khổng lồ trông giống như sao chổi, dài hơn 1,6 triệu năm ánh sáng, nối sau một thiên hà trong chùm thiên hà Zwicky 8338.

Đăng ngày: 25/09/2024
Sắp nhìn thấy sao chổi sáng chói Tsuchinshan-ATLAS bằng mắt thường vào cuối tuần này

Sắp nhìn thấy sao chổi sáng chói Tsuchinshan-ATLAS bằng mắt thường vào cuối tuần này

Vào cuối tháng 9 và giữa tháng 10, sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS) rất được mong đợi có thể được nhìn thấy bằng mắt thường đối với những người quan sát bầu trời trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 25/09/2024
Tàu NASA va chạm, mảnh vỡ có thể

Tàu NASA va chạm, mảnh vỡ có thể "đổ mưa" xuống Trái đất

Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART) năm 2022 của NASA có thể gây ra một cơn mưa sao băng mới cho Trái Đất.

Đăng ngày: 25/09/2024
Vũ khí mới chống thiên thạch từ tia X

Vũ khí mới chống thiên thạch từ tia X

Một thiên thạch đang lao về phía Trái đất có thể bị đánh lệch mà không cần dùng đến tàu vũ trụ.

Đăng ngày: 25/09/2024
Tên lửa tái sử dụng của Trung Quốc nổ tung khi hạ cánh

Tên lửa tái sử dụng của Trung Quốc nổ tung khi hạ cánh

Tên lửa tái sử dụng chạy bằng kerosene Nebula-1 của công ty tên lửa tư nhân Deep Blue Aerospace thất bại trong thử nghiệm hạ cánh hôm 22/9.

Đăng ngày: 25/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News