Tàu Trung Quốc đưa mẫu vật Mặt trăng về Trái đất
Khoang tàu chứa mẫu bụi và sỏi Mặt trăng đáp xuống Nội Mông vào 0h59 ngày 17/12 theo giờ Hà Nội.
Lần đầu tiên sau hơn 4 thập kỷ, tàu vũ trụ Hằng Nga 5 thu thập và mang thành công mẫu đất đá 1,2 tỷ năm tuổi của Mặt trăng về Trái đất, kết thúc nhiệm vụ Hằng Nga 5 của Trung Quốc. Lần lấy mẫu vật Mặt trăng gần đây nhất là nhiệm vụ Luna 24 của Liên bang Xô Viết, giúp mang về 170g vật chất vào năm 1976. Lượng mẫu vật từ nhiệm vụ Hằng Nga 5 lớn hơn nhiều, đạt khoảng 2kg nếu tất cả theo đúng kế hoạch.
Khoang hồi quyển hạ cánh ở Nội Mông. (Video: Xinhua).
Tàu Hằng Nga 5 gồm 4 module nặng 8.200 kg phóng vào ngày 23/11 và tới quỹ đạo Mặt trăng sau đó 5 ngày. Hai trong số 4 module là trạm đổ bộ và phương tiện cất cánh đáp xuống khu vực gần núi lửa Mons Rümker thuộc vùng lòng chảo khổng lồ Oceanus Procellarum hôm 1/12. Trạm đổ bộ hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời trang bị camera, radar xuyên đất và quang phổ kế chụp ảnh để khám phá môi trường xung quanh. Nhưng nhiệm vụ chính của trạm đổ bộ là thu thập mẫu vật từ bề mặt và ở độ sâu 2 m dưới mặt đất.
Hôm 3/12, phương tiện cất cánh mang theo mẫu vật phóng lên quỹ đạo thấp của Mặt trăng để gặp hai module còn lại là tàu quay quanh quỹ đạo và khoang hồi quyển 2 ngày sau đó. Hoạt động phóng gây hư hại cho trạm đổ bộ. Trạm ngừng hoạt động hôm 11/12 khi bóng tối bao trùm Mons Rümker. Đội chuyên viên của nhiệm vụ Hằng Nga 5 điều khiển phương tiện cất cánh rời khỏi quỹ đạo hôm 7/12 và đâm xuống bề mặt Mặt trăng. 5 ngày sau, tàu quay quanh quỹ đạo và khoang hồi quyển bắt đầu hành trình trở về Trái đất.
Hằng Nga 5 là nhiệm vụ mới nhất trong chương trình khám phá Mặt trăng tự động của Trung Quốc. Tàu Hằng Nga 1 và 2 bay quanh quỹ đạo Mặt trăng vào năm 2007 và 2010, trong khi tàu Hằng Nga 3 đưa trạm đổ bộ và robot tự hành tới vùng sáng của Mặt trăng vào tháng 12/2013. Tiếp theo, nhiệm vụ Hằng Nga T1 phóng nguyên mẫu khoang hồi quyển quanh Mặt trăng vào tháng 10/2014 để chuẩn bị cho hoạt động đổ bộ. Sau đó, nhiệm vụ Hằng Nga 4 cất cánh vào tháng 1/2019 hạ cánh nhẹ nhàng xuống vùng tối của Mặt trăng cùng với trạm đổ bộ và robot thăm dò.
Trung Quốc là quốc gia thứ 3 mang mẫu vật Mặt trăng về Trái đất.
Dù nhiệm vụ Hằng Nga 5 diễn ra thành công, các nhà nghiên cứu vẫn cần xem xét và đánh giá mẫu vật. Trung Quốc là quốc gia thứ 3 mang mẫu vật Mặt trăng về Trái đất. Hai nước trước đó là Liên bang Xô Viết và Mỹ. 6 nhiệm vụ Apollo từ năm 1969 đến 1972 thu thập tổng cộng 382 kg mẫu đất đá Mặt trăng. Mẫu vật của tàu Hằng Nga 5 sẽ cung cấp hiểu biết mới về quá trình tiến hóa và lịch sử Mặt trăng, do đất đá ở khu vực Mons Rümker được cho là hình thành cách đây 1,2 tỷ năm, trong khi tất cả đá núi lửa do tàu Apollo thu thập đều trên 3 tỷ năm tuổi, theo Bradley Jolliff, nhà khoa học hành tinh ở Đại học Washington tại St. Louis.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.
