Trung Quốc tạo ra gạo từ tế bào thịt lợn, gà

Nhờ kết hợp thịt nuôi cấy tế bào và gạo, các nhà khoa học thu được những thực phẩm mới giàu dinh dưỡng, nấu chín có cả mùi thơm của cơm và thịt.

Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện Thực phẩm Thịt Trung Quốc và Viện hàn lâm Khoa học Thực phẩm Bắc Kinh đạt bước tiến đáng chú ý trong lĩnh vực thực phẩm với sự phát triển của gạo thịt gà và gạo thịt lợn, China Daily hôm 25/6 đưa tin. Cụ thể, các tế bào thịt lợn và thịt gà được cấy trực tiếp trên lúa và một số cây trồng khác.


Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển gạo thịt lợn, gạo thịt gà. (Ảnh: China Daily).

"Những thực phẩm này trông giống như các loại gạo thông thường - màu trắng, nâu hoặc tím. Nhưng sau khi nấu, chúng sẽ có mùi thơm của cả cơm lẫn thịt", Wang Shouwei, nhà khoa học chính phụ trách dự án, giải thích.

Ngoài hương vị, công nghệ mới còn mang đến những khả năng dinh dưỡng thú vị. "Chúng tôi có thể kiểm soát chính xác hàm lượng protein, axit amin, chất xơ, carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác. Điều này cho phép chúng tôi điều chỉnh thực phẩm theo nhu cầu cụ thể về chế độ ăn", Wang nói thêm.

Điểm then chốt của công nghệ mới là sử dụng gạo như một giá thể vi sinh. Trước đây, việc sản xuất thịt nuôi cấy tế bào phụ thuộc vào các giá thể tổng hợp đắt đỏ. "Chúng thường gây lo ngại về an toàn thực phẩm, đồng thời làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, gạo cung cấp một giải pháp thay thế tự nhiên, có thể ăn được, giàu chất xơ và các dưỡng chất có lợi khác", Wang chia sẻ.

Quá trình sản xuất bao gồm việc xử lý trước các giống lúa để tạo ra môi trường phù hợp cho tế bào phát triển. Ví dụ, gạo thịt lợn được sản xuất bằng cách nuôi cấy những mẻ tế bào cơ và mỡ thịt lợn riêng biệt trên hạt gạo đã biến đổi. Sau đó, chúng được kết hợp lại để tạo nên sản phẩm cuối cùng.

Giáo sư Zhou Jingwen từ Đại học Giang Nam cho rằng đây là một bước nhảy vọt đáng chú ý. "Gạo thịt gà và gạo thịt lợn mở ra biên giới mới trong lĩnh vực nghiên cứu thịt nuôi cấy từ tế bào, và Trung Quốc hướng đến việc dẫn đầu trong lĩnh vực này", ông nói. Nhóm nghiên cứu lạc quan về triển vọng sản xuất hàng loạt loại gạo mới trong tương lai gần.

Huấn luyện viên thể hình Yao Xiangwei quan tâm đến triển vọng này. "Hàm lượng protein cao, nhiều chất xơ và carbohydrate lành mạnh - nghe có vẻ hoàn hảo với những người như tôi. Giá cả sẽ là một vấn đề, nhưng tôi chắc chắn sẽ thử xem", anh cho biết.

Tuy nhiên, Yao cũng cho rằng món ăn mới cần được công chúng chấp nhận. "Với sản phẩm mới, mọi người có thể sẽ tò mò nhưng vẫn thận trọng. Có thể phải mất một thời gian để những thực phẩm nuôi cấy này trở nên phổ biến", anh nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng

Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News