Thực phẩm biến đổi gene có thực sự đáng sợ?

Khắp nơi trên thế giới, người ta thường xuyên sản xuất đậu tương, ngô, bông, cỏ linh lăng, cải dầu, táo, đu đủ, khoai tây, bí mùa hè, củ cải đường và dứa biến đổi gene. Nhưng việc thực vật trở thành sinh vật biến đổi gene có ý nghĩa gì?

Tất cả thực phẩm bạn ăn ngày nay, dù là gạo, ngô hay dưa hấu, đều không giống như khi con người bắt đầu làm nông nghiệp cách đây 10.000 năm. Ngô ban đầu giống như cỏ dại, trong khi dưa hấu từng có màu trắng và không ngon miệng. Chúng ta có những loại cây trồng hiện đại vì con người trước đây đã thao túng di truyền thực vật.


Thực phẩm biến đổi gene xuất hiện ngày càng phố biến trong cuộc sống.

Các nông dân gieo hạt từ những cây có đặc điểm mong muốn, chẳng hạn như nhiều hạt hơn, lớn nhanh hơn hoặc ngọt hơn. Các nhà nhân giống cây trồng trên khắp thế giới vẫn tuân theo quy trình tương tự, nhưng giờ đây họ đã được trang bị kiến thức về DNA và di truyền thực vật. Đây là lý do tại sao chúng ta có rất nhiều loại rau khác nhau.

Vào khoảng giữa thế kỷ 20, các công nghệ mới xuất hiện giúp chúng ta có thể thực hiện những thay đổi chính xác hơn trong DNA của bất kỳ sinh vật nào. Đây là sự ra đời của kỹ thuật di truyền. Với kỹ thuật di truyền, bạn có thể di chuyển một gene cụ thể từ sinh vật này sang sinh vật khác, ngay cả khi chúng thuộc các loài khác nhau. Mục đích là để biến đổi mã di truyền trong thực vật, làm cho chúng có khả năng sản xuất cao và khả năng chống lại sâu bọ hay kỹ thuật canh tác cũng như loại bỏ các hóa chất mà bình thường làm chúng chết.

Hiện nay, việc tạo ra cây trồng biến đổi gene là một quá trình lâu dài, có thể mất vài năm, nhưng có thể tóm tắt thành bốn bước chính.

  • Đầu tiên, chúng ta cần xác định đặc điểm nào cần thêm vào cây nhận và gene mang lại cho sinh vật đặc điểm mong muốn.
  • Thứ hai, cần tạo ra các bản sao của gene từ sinh vật có đặc điểm mong muốn.
  • Thứ ba, chèn gene đó vào DNA của cây nhận.
  • Thứ tư, trồng cây biến đổi gene.

Công nghệ gene đang và sẽ là một tác nhân tích cực trong việc hạn chế tối đa sử dụng phân hóa học trong trồng trọt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ổn định cân bằng hệ sinh thái; đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho dân số toàn cầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, sinh vật biến đổi gene có thể đe dọa đa dạng sinh học. Các loại giống biến đổi gene có thể cạnh tranh với các giống cây cổ truyền, với rủi ro chính là làm xáo động các thành phần môi trường với đất, côn trùng thụ phấn hay khí hậu.

Ngoài ra, những sinh vật biến đổi gene có thể "lây lan" qua thiên nhiên thông qua thụ phấn chéo từ môi trường này sang môi trường khác, và giao phối với các sinh vật tự nhiên, do đó làm sinh vật sẽ không thể thực sự kiểm soát các mầm dịch bệnh, dẫn đến sự phát triển của quần thể kháng thuốc. Việc sử dụng các thực phẩm biến đổi gene vẫn là một cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học trên toàn cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng

Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News