Trung Quốc tạo ra sợi tơ siêu cứng bền gấp 6 lần sợi Kevlar

Các nhà khoa học Trung Quốc tổng hợp sợi tơ nhện hoàn chỉnh đầu tiên từ tằm biến đổi gene, bền chắc hơn "phần lớn sợi tự nhiên và nhân tạo" như sợi Kevlar.

Trong nghiên cứu công bố hôm 20/9 trên tạp chí Matter, các nhà khoa học ở Đại học Đông Hoa tại Thượng Hải cho biết sợi tơ nhện có cả độ bền kéo cao và độ dẻo dai đặc biệt. Độ dẻo dai của tơ nhện lớn gấp 6 lần sợi Kevlar và độ bền kéo (khả năng chịu sức căng khi kéo giãn) cao hơn nylon. Mi Junpeng, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết loại sợi mới có nhiều ứng dụng như dùng làm chỉ phẫu thuật, sản xuất quần áo chống đạn, vật liệu thông minh và công nghệ hàng không vũ trụ.


Loại tơ nhện do tằm biến đổi gene sản xuất. (Ảnh: Mi Junpeng).

Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 để biến đổi gene trứng tằm bằng cách thêm gene protein tơ nhện. Sự điều chỉnh này khiến mắt tằm phát sáng dưới kính hiển vi huỳnh quang. Để đảm bảo tằm biến đổi gene sản sinh protein nhện, đầu tiên các nhà nghiên cứu cần hiểu rõ hơn cấu trúc tơ. Họ sử dụng một mô hình cấu trúc tơ được kiểm nghiệm thông qua thí nghiệm thành công.

Theo Mi, một trong những thách thức lớn là xác định làm thế nào để "khoanh vùng" protein nhện để chúng có thể tương tác với protein tằm. Việc dựng mô hình cho phép họ hiểu rõ hơn cần thực hiện chỉnh sửa nào để đảm bảo quá trình tích hợp hiệu quả. Ngoài ra, Mi cho biết thu thập tằm biến đổi thành công cũng là một thách thức, bởi cần tới 100 quả trứng để thu được vài con tằm chuyển gene. Tằm cũng cần chăm sóc thường xuyên bởi chúng "ăn nhiều lần trong ngày".

Tơ nhện vừa thân thiện với môi trường, vừa bền chắc và dẻo dai hơn sợi nhân tạo như nylon và Kevlar, vốn cần nguồn năng lượng cao trong quá trình sản xuất và gây ô nhiễm môi trường. Tơ nhện cũng bền chắc hơn và kém giòn hơn so với tơ tự nhiên do tằm sản xuất. Nhưng sản xuất tơ nhện trên quy mô lớn rất khó bởi nhện ăn thịt đồng loại và không thể nuôi cạnh nhau với số lượng nhiều.

Tơ nhện nhân tạo không lý tưởng bởi ngay cả phương pháp sản xuất tiên tiến nhất cũng không thể mô phỏng đầy đủ cấu trúc tự nhiên do giới nghiên cứu chưa hiểu rõ cơ chế se tơ. Tơ cũng có lớp biểu bì bảo vệ tự nhiên không thể mô phỏng bằng phương pháp nhân tạo. Các tuyến ở tằm và nhện cũng có đặc điểm tương tự, vì vậy tơ nhận sản xuất qua phương pháp của nhóm nghiên cứu giữ được đặc điểm về cấu trúc và lớp bảo vệ.

Trong tương lai, Mi và cộng sự sẽ sử dụng axit amin tổng hợp để biến đổi tơ và sản xuất nhiều phiên bản bền chắc hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Không phải Oxford hay Cambridge, đây mới là trường đại học

Không phải Oxford hay Cambridge, đây mới là trường đại học "già" nhất thế giới với tuổi đời lên đến 1163 năm

Ngôi trường này có "tuổi đời" lên đến 1163 tuổi và hiện vẫn còn hoạt động.

Đăng ngày: 16/05/2025
Sự thật ít ai biết về Pythagoras

Sự thật ít ai biết về Pythagoras

Hầu hết mọi người đều đã nghe nói về Định lý Pythagore nổi tiếng, theo đó có thể tính được độ dài các cạnh của một số tam giác nhất định.

Đăng ngày: 16/05/2025
Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?

Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?

Trẻ em trên khắp thế giới đều yêu thích chuyện cổ tích. Những câu chuyện có cốt truyện gắn liền với phép thuật và ma quỷ, các chàng hoàng tử đẹp trai và các nàng công chúa hoặc thiếu nữ xinh đẹp, luôn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú và cuốn bọn trẻ vào thế giới thần tiên.

Đăng ngày: 16/05/2025
Viễn cảnh thế giới năm 2030

Viễn cảnh thế giới năm 2030

Tị nạn khí hậu ở Nam Cực, đại dịch cướp đi hàng triệu sinh mạng, mỗi quốc gia chỉ còn cố đấu tranh để sinh tồn, thế giới năm 2030 có thể sẽ như thế theo cảnh báo của nhiều chuyên gia.

Đăng ngày: 16/05/2025
Nghiên cứu tâm lý của Đại học Harvard: Người hay để tâm trí

Nghiên cứu tâm lý của Đại học Harvard: Người hay để tâm trí "đi lang thang" thường không hạnh phúc

Nhiều người sẵn sàng chi số tiền khổng lồ để mua được hạnh phúc từ những thứ mới lạ, ở những nơi xa xôi, thế nhưng họ lại quên mất một cách để có được hạnh phúc đơn giản.

Đăng ngày: 16/05/2025
Giếng bí ẩn nghìn năm bốc mùi lạ mà nhân loại chưa thể chạm đáy

Giếng bí ẩn nghìn năm bốc mùi lạ mà nhân loại chưa thể chạm đáy

Chiếc giếng bí ẩn này nằm ở vùng sa mạc phía đông Yemen, là một lỗ hổng khồng lồ của Trái đất, được cho là đã tồn tại hàng triệu năm.

Đăng ngày: 15/05/2025
Thiếp gia quan - Hình phạt chỉ với một tờ giấy nhưng độ tàn bạo không kém gì lăng trì

Thiếp gia quan - Hình phạt chỉ với một tờ giấy nhưng độ tàn bạo không kém gì lăng trì

Chu Nguyên Chương đã nghĩ ra loại hình phạt tàn khốc tới mức các tù nhân vừa nghe nhắc tới tên đã một mực đòi chết thay vì chịu đựng nó.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News