Trung Quốc thả gấu trúc về tự nhiên
Trung Quốc vừa thả gấu trúc gây giống và nuôi dưỡng bằng phương pháp nhân tạo về khu rừng phía tây nam nước này.
Sinh ra ở Khu bảo tồn thiên nhiên Wolong, tỉnh Tứ Xuyên tháng 8/2010, Taotao là con gấu trúc đực, hiện đã 2 tuổi. Hôm thứ năm vừa qua, Taotao bước ra khỏi hang và chạy vào rừng tre ở Khu bảo tồn thiên nhiên Lipingzi, Shimian bắt đầu cuộc sống mới. Đây là động thái mà giới chức Trung Quốc cho rằng đánh dấu giai đoạn mới trong nỗ lực bảo vệ loài vật biểu tượng.
Gấu trúc Taotao
Trước khi về rừng, Taotao phải trải qua ba cuộc huấn luyện. Ban đầu, Taotao được mẹ nuôi dưỡng và học kỹ năng leo trèo. Sau đó, nó học cách chịu đựng thời tiết khắc nghiệt và học cách chạy trốn khỏi sự truy đuổi của con người. Cuối cùng, các nhà bảo tồn dạy Taotao nhận biết đâu là kẻ thù và đồng loại của nó.
"Việc thả các con gấu trúc nuôi dưỡng nhân tạo về tự nhiên với kỹ năng được đào tạo sẽ giúp chúng hòa nhập nhanh với môi trường hoang dã. Từ đó, gia tăng số lượng gấu trúc va thúc đẩy quá trình sinh tồn của chúng", China.org dẫn lời bác sĩ Wu Daifu, người chăm sóc Taotao nói.
Lần đầu tiên vào năm 2006, Trung Quốc thả tự do gấu trúc Xiangxiang về với tự nhiên. Nhưng nỗ lực này của các nhà bảo tồn đã thất bại khi Xiangxiang chết trong cuộc đấu tranh sinh tồn với các con gấu trúc khác.
Sau sự cố trên, giới khoa học đã rút kinh nghiệm và thực hiện các phương pháp huấn luyện bảo tồn theo cách khác. Tháng 6/2010, Trung Quốc tái khởi động tiếp tục chương trình rèn luyện cho gấu trước khi đưa chúng về tự nhiên.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.
