Trung Quốc thay Mỹ nắm quyền kiểm soát năng lượng mặt trời

Không phải Mỹ mà là Trung Quốc đã vượt lên dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ năng lượng xanh, nhất là nguồn nhiên liệu từ mặt trời ngay trên lãnh thổ Mỹ.

>>> Năng lượng mặt trời gây ô nhiễm ở Trung Quốc

Các công ty năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc đang nổi lên như là lực lượng thống trị của ngành công nghiệp sau sự sụp đổ của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo, người đứng đầu thị trường mới nổi này lại đang phải đối mặt và đấu tranh với giá bán thấp và dư thừa năng suất, điện năng.

Như trong thông báo tại một buổi hội thảo quốc tế, Trung Quốc đã tận dụng lực lượng lao động rẻ và với sự hỗ trợ của nhà nước để tạo dựng ngành công nghiệp năng lượng Mặt Trời hoàn toàn mới mẻ từ hai bàn tay trắng chỉ trong hơn một thập kỷ qua. Đây là một phần trong chiến lược rộng lớn để chuyển hướng, nâng cao giá trị sản xuất và từng bước thực hiện tham vọng thống lĩnh thị trường năng lượng.

Trung Quốc, nước đứng thứ 2 về tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, và nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường chiếm tới 90% tổng số năng lượng sử dụng của nước này, nhưng Trung Quốc cũng đang chuẩn bị thực hiện những bước tiến lớn trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Trung Quốc thay Mỹ nắm quyền kiểm soát năng lượng mặt trời
Trina Solar Limited đã trở thành hãng sản xuất pin năng lượng Mặt Trời thứ hai Trung Quốc vẫn trụ vững sau sự sụp đổ của các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài. (Nguồn: physorg.com)

Các chuyên gia phân tích cho rằng, các công ty Trung Quốc hiện nay đang nắm giữ 70% thị trường phát triển toàn cầu trong lĩng vực sản xuất các tấm pin Mặt Trời, nhờ giá cả có sức cạnh tranh và sự sụp đổ của ba đối thủ lớn hai tháng trước.

"Vị trí của Trung Quốc chắc chắn được cải thiện và tăng cao trong năm nay", ông Tang Xiaodong, một chuyên gia phân tích đến từ công ty tư vấn đầu tư CEBM, Thượng Hải cho biết.

"Chi phí, giá cả thấp hơn là sự chỉ đạo, hướng đi chính của ngành công nghiệp và những lợi thế của các công ty Trung Quốc trên mặt trận này ngày càng được thể hiện một cách rõ ràng”, ông Tang Xiaodong nhấn mạnh.

Giá bán một tấm năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc đã giảm từ 1,7 USD năm ngoái xuống còn khoảng 1,2 USD/W, và thấp hơn nhiều so với mức giá trung bình toàn cầu khoảng 2 USD trong năm 2010.

Tuy nhiên, quá trình giảm giá theo hình xoắn ốc (sự giảm giá một cách từ từ) đã gây tổn hại đến doanh thu của toàn ngành công nghiệp, và bản thân các công ty Trung Quốc cũng phải chịu nỗi đau này.

"Mọi người đều đang phải đối mặt với sự sụt giảm giá, hàng tồn kho ngày càng tăng và tình trạng khó khăn của nền kinh tế", một quan chức giấu tên đến từ Yingli GreenEnergy, một trong những Tập đoàn năng lượng khổng lồ, có quy mô lớn của Trung Quốc cho biết.

Các nhà phê bình lập luận rằng, các công ty Trung Quốc có lợi thế không công bằng trong các hình thức tiếp cận vốn giá rẻ từ các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc.

Tuy nhiên, họ không đơn độc trong việc tiếp nhận hỗ trợ của chính phủ. Mới đây, Solyndra LLC, một nhà sản xuất hàng đầu của các hệ thống năng lượng Mặt Trời tại vùng Fremont- Bay Area- đã nộp đơn xin phá sản, đóng cửa nhà máy và sa thải hơn 1.100 nhân viên. Vào năm 2009, Solyndra, công ty sản xuất năng lượng Mặt Trời lớn tại Thung lũng Silicon (bang California), đã nhận được khoản bảo lãnh cho vay 535 triệu USD từ chính phủ để mở rộng hoạt động. Với sự tuyên bố vỡ nợ của Solyndra, nên món nợ nhà nước 535 triệu USD trở thành nợ khó đòi.

Chính phủ Trung Quốc đề ra nhiều chính sách hỗ trợ ngành năng lượng điện gió như nhà sản xuất không phải trả tiền thuê đất và nhà nước có kế hoạch cung cấp điện sạch trên cả nước. Đây là một chính sách quan trọng trong phát triển nguồn năng lượng sạch. Hiện nay, bình quân một tuần ở Trung Quốc có một nhà máy nhiệt điện mới được đưa vào hoạt động.

Trung Quốc thay Mỹ nắm quyền kiểm soát năng lượng mặt trời
Với những hướng đi đúng đắn, Trung Quốc đang dần vươn lên chiếm giữ vị trí số 1 trong ngành sản xuất năng lượng Mặt Trời. (Nguồn: physorg.com)

Vì vậy, thậm chí trước sự sụp đổ của ba công ty năng lượng lớn của Mỹ, Trung Quốc vẫn giành được vị trí số 1 thế giới về công nghiệp sản xuất năng lượng Mặt Trời với Suntech, hãng sản xuất tấm nhiên liệu Mặt Trời lớn nhất Trung Quốc.

Điểm đáng nói nhất của Suntech chính là con số hàng loạt các doanh nghiệp Trung Quốc được bảo trợ bởi các nhà lãnh đạo, chính phủ địa phương và quân đội Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. Họ đều tìm kiếm cơ hội huy động nguồn vốn từ phía các ban ngành lãnh đạo của quốc gia.

Những cam kết của Trung Quốc về nguồn nhiên liệu mặt trời không thay đổi đối với vấn đề nóng lên của trái đất. Mức tiêu thụ nhiên liệu của Trung Quốc tăng nhanh hơn so với những quốc gia khác bất kể cho nước Mỹ cũng là quốc gia tiêu thụ nguồn nhiên liệu thuộc hàng bậc nhất thế giới hiện nay.

Suntech đã được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York, chống đối lại những lời chỉ trích bằng cách khẳng định sự hợp nhất của ngành công nghiệp đang nổi lên này là điều tự nhiên. Trong một bài phát biểu trên AFP, đại diện hãng Suctech cho biết, sự phá sản của hàng loạt các công ty năng lượng Mặt Trời thời gian qua là do không may. Tuy nhiên, việc cạnh tranh giữa các công ty, các hãng sản xuất là điều tất yếu, cần thiết và quan trọng hướng đến gia tăng hiệu quả, nâng cao năng suất và sự phát triển cho ngành công nghiệp này.

Các công ty Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào việc xuất khẩu, với trên 95% doanh thu của doanh nghiệp thu được từ bên ngoài Trung Quốc, theo một số ước tính, và họ đã có những động thái, những chính sách mới để giảm giá bán cho các tấm năng lượng Mặt Trời.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nhu cầu sử dụng trong nước cho các sản phẩm năng lượng Mặt Trời đang tăng lên với sự hỗ trợ về giá cũng như những hướng đi riêng của từng công ty, chẳng hạn như tiết kiệm chi phí bằng cách xây dựng các tổ máy càng gần nơi lắp đặt càng tốt, để giảm chi phí vận chuyển, cắt giảm giá thành tổ máy bằng cách sử dụng vật liệu nhẹ hơn, ít chi tiết chuyển động hơn cùng nhiều cải tiến khác để đưa năng lượng Mặt Trời hòa vào lưới điện quốc gia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News