Trung Quốc thử nghiệm thành công tên lửa đẩy có thể tái sử dụng

Ngày 2/11, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công giai đoạn cất cánh và hạ cánh thẳng đứng tên lửa thương mại SQX-2Y có thể tái sử dụng, đánh dấu bước đột phá mới của nước này trong lĩnh vực vũ trụ.


Tên lửa SQX-2Y. (Ảnh: China Daily)

Tên lửa SQX-2Y do công ty Beijing Interstellar Glory Space Technology nghiên cứu, chế tạo. SQX-2Y có đường kính 3,35m, dài khoảng 17m, được trang bị động cơ metan oxy hóa lỏng. Đây là lần đầu Trung Quốc thử nghiệm cất cánh, hạ cánh thẳng đứng và tái sử dụng tên lửa lỏng một tầng quy mô đầy đủ.

Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, miền Tây Bắc Trung Quốc. Trong cuộc thử nghiệm, độ cao bay là 178,42m, thời gian bay là 50,82 giây, độ chính xác của vị trí hạ cánh khoảng 1,68m, tốc độ hạ cánh là 0,025m/s.

Công ty Beijing Interstellar Glory Space Technology cho biết thử nghiệm không chỉ thẩm định kế hoạch phát triển tên lửa đẩy tái sử dụng mà còn thu thập dữ liệu quan trọng và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc phát triển tên lửa cỡ vừa và lớn, sử dụng metan oxy lỏng có thể tái sử dụng.

Nếu phân loại theo nhiên liệu sử dụng cho động cơ, tên lửa có thể được chia thành 2 loại tên lửa rắn và tên lửa lỏng. Tên lửa lỏng có ưu điểm tiết kiệm chi phí, mức tiêu thụ nhiên liệu, điều chỉnh lực đẩy và khả năng tái sử dụng. Hiện nay, các nước đang tập trung nghiên cứu, phát triển tên lửa đẩy thương mại có khả năng tái sử dụng. Việc tái sử dụng tên lửa đẩy không chỉ giảm chi phí phần cứng của phương tiện phóng mà còn đơn giản hóa đáng kể các hoạt động và thiết bị trên mặt đất, từ đó giảm chi phí vận hành trên mặt đất và tăng tần suất phóng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
NASA tìm ra

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường

Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.

Đăng ngày: 07/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News