Trung Quốc thử nghiệm UAV tạo mưa trên cao nguyên Thanh Tạng

Máy bay không người lái (UAV) cỡ lớn Wing Loong-2H đã tiến hành gieo hạt trên mây để tăng cường lượng mưa và tuyết ở Thanh Tạng.

Wing Loong-2H đã phát hiện các đám mây, thực hiện thành công gây mưa nhân tạo và tăng cường lượng tuyết rơi trên dãy Aemye Ma-chhen ở khu vực Sanjiangyuan trên cao nguyên, Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), hôm 3/10 cho biết.

Hoạt động này nằm trong nỗ lực chung của Trung tâm Điều chỉnh Thời tiết, Trung tâm Quan sát Khí tượng thuộc Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA), Công ty TNHH Hệ thống Máy bay Không người lái Thành Đô và nhiều đơn vị khác.

Trung Quốc thử nghiệm UAV tạo mưa trên cao nguyên Thanh Tạng
Wing Loong-2H cất cánh trên cao nguyên Thanh Tạng. (Ảnh: CMG).

Theo AVIC, chiếc UAV cỡ lớn đã được lắp đặt thiết bị xúc tác để tăng cường lượng mưa. Nó cũng mang theo thiết bị phát hiện mây mưa và cung cấp dữ liệu cho các nghiên cứu về đặc điểm của mây mưa trên cao nguyên Thanh Tạng, cũng như các tác động của việc tăng cường lượng mưa.

Hoạt động này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu cơ chế mưa trên cao nguyên Thanh Tạng và các công nghệ xúc tác liên quan.

Trong quá trình thử nghiệm kéo dài khoảng 5 giờ, hoạt động tăng cường lượng mưa ước tính đã tác động đến một khu vực 15.000km2, AVIC cho biết.

Bên cạnh việc tạo mưa, hoạt động của Wing Loong-2H lần này cũng nhằm mục đích tăng lượng tuyết rơi và độ bao phủ băng tại các sông băng điển hình trên cao nguyên Thanh Tạng. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc duy trì cuộc sống và sản xuất nông nghiệp trong khu vực, cũng như khám phá cách mới để đối phó với biến đổi khí hậu.

Trước thử nghiệm này, một thành viên khác của gia đình UAV dân dụng cỡ lớn là Wing Loong cũng đã thực hiện thử nghiệm quan sát khí tượng trên cao ở Thanh Tạng.

Trong bước tiếp theo, CMA sẽ thúc đẩy việc xây dựng một hệ thống quan sát khí tượng trên không dựa trên UAV mở rộng để bảo vệ sinh thái của cao nguyên. AVIC cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của UAV và các sản phẩm hàng không tiên tiến khác cho các nỗ lực điều chỉnh thời tiết, cải thiện sinh kế và hạnh phúc của người dân.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thảm họa lở tuyết kinh hoàng nhất trong lịch sử

Những thảm họa lở tuyết kinh hoàng nhất trong lịch sử

Những vụ lở tuyết kinh hoàng nhất trong lịch sử đã giết chết hàng trăm nghìn người, san phẳng những ngôi làng, thành phố mà nó đổ bộ.

Đăng ngày: 06/10/2022
Băng tan khiến Bắc Băng Dương axit hóa nhanh gấp 3-4 lần nơi khác

Băng tan khiến Bắc Băng Dương axit hóa nhanh gấp 3-4 lần nơi khác

Theo kết quả một nghiên cứu mới do các nhà khoa học quốc tế thực hiện, Bắc Băng Dương đang bị axit hóa nhanh hơn nhiều so với các đại dương khác do tình trạng băng tan.

Đăng ngày: 05/10/2022
Sự bất thường của siêu bão Ian đổ bộ vào Mỹ

Sự bất thường của siêu bão Ian đổ bộ vào Mỹ

Ian là một trong 5 cơn bão tồi tệ nhất trong lịch sử được ghi nhận tại Mỹ. Điều đáng buồn là nó không phải là một hiện tượng thời tiết ngẫu nhiên.

Đăng ngày: 03/10/2022
Rò rỉ đường ống dẫn khí của Nga trên biển Baltic nguy hiểm mức nào?

Rò rỉ đường ống dẫn khí của Nga trên biển Baltic nguy hiểm mức nào?

Các nhà khoa học cho biết khí methane làm Trái đất ấm lên, được vận chuyển qua đường ống Bắc Hải Lưu của Nga, hiện đang phun tự do vào khí quyển do đường ống này bị hư hỏng.

Đăng ngày: 30/09/2022
Bão Ian

Bão Ian "hút cạn" nước ở bờ biển Mỹ: Hiện tượng kì lạ, nguy hiểm khó lường!

Các chuyên gia cảnh báo rằng người dân không nên hiếu kỳ và đi bộ dưới đáy biển cạn nước vì nguy hiểm có thể xảy ra bất kì lúc nào.

Đăng ngày: 29/09/2022
Hình ảnh thiệt hại ban đầu do bão Noru gây ra tại Đà Nẵng

Hình ảnh thiệt hại ban đầu do bão Noru gây ra tại Đà Nẵng

Với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 13, bão Noru quét qua TP Đà Nẵng khiến hàng loạt cây xanh có kích thước lớn đổ rạp trên khắp nhiều đường phố.

Đăng ngày: 28/09/2022
Hòn đảo mới mọc lên ở Thái Bình Dương khi núi lửa ngầm phun trào

Hòn đảo mới mọc lên ở Thái Bình Dương khi núi lửa ngầm phun trào

Dung nham phun trào từ núi lửa ngầm Home Reef hóa rắn, trở thành hòn đảo mới có diện tích khoảng 24.000m2.

Đăng ngày: 28/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News