Trung Quốc tìm ra "kho báu" chôn đúng Tết Đoan Ngọ

Một ngôi mộ cổ vừa được khai quật ở tỉnh Hà Nam - Trung Quốc không những đem lại một sự trùng hợp đặc biệt vào Tết Đoan Ngọ mà còn tiết lộ một kho báu "không thể tin nổi".

Thông thường trong một ngôi mộ cổ 2.000 năm, các nhà nhà khảo cổ chỉ hy vọng tìm thấy những thứ khó phân hủy như xương người, các vật tùy táng bằng gốm, kim loại.

Nhưng ngôi mộ cổ vừa lộ diện đúng dịp Tết Đoan Ngọ ở huyện Tín Dương thuộc tỉnh Hà Nam - Trung Quốc thì đem lại một kho báu vô cùng độc đáo: 40 chiếc bánh ú nguyên vẹn một cách bí ẩn. Với khảo cổ học, nó là một kho báu thực sự.


Những chiếc bánh ú cổ đại lộ diện đúng dịp Tết Đoan Ngọ sau khoảng 2.300 năm bị chôn trong mộ cổ - (Ảnh: CHINA SCIENCE).

Theo Tân Hoa Xã, ngôi mộ cổ này thuộc về một quý tộc của nước Chu cổ đại, vào giữa thời Chiến Quốc (năm 475-221 trước Công Nguyên), tức những thứ trong mộ phải có niên đại trên dưới 2.300 năm.

Những chiếc bánh ú hình kim tự tháp, hình dạng nguyên vẹn và được buộc thành xâu, dù thành phần và sự "chế biến" có khác biệt, bởi được làm với mục đích chôn theo người chết.

Kết quả kiểm tra bằng kính hiển vi cho thấy 39 trong số 40 cái được nhồi bằng gạo chưa nấu chín, vẫn còn nguyên vỏ trấu, trong khi cái còn lại được nhồi bằng một loại kê.

Lá dùng gói bánh ú là một loại lá thuộc họ sồi, vẫn được sử dụng để gói loại bánh này ở phía Tây và Nam tỉnh Hà Nam - Trung Quốc.

Nhà khảo cổ học Lan Wanli từ Viện Di sản văn hóa và khảo cổ tỉnh Hà Nam cho biết, đây là những chiếc bánh ú cổ xưa nhất từng được khai quật.

Những món ăn cổ xưa trong tình trạng tốt là kho báu lớn đối với các nhà khảo cổ bởi việc phân tích chúng có thể tiết lộ rất nhiều chi tiết về một thế giới đã mất: Tình hình nông nghiệp, trao đổi thương mại, phong tục tập quán, chế độ ăn uống và sức khỏe của những người sống trong khu vực...

Bánh ú là món ăn truyền thống mỗi dịp Tết Đoan Ngọ ở nhiều nước châu Á, dù thành phần và cách gói có thể có đôi chút khác biệt với từng vùng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 05/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News