Trung Quốc trồng thử nghiệm lúa mang về từ tàu vũ trụ

Các nhà nghiên cứu đã cho nảy mầm và trồng thử nghiệm 40 gram hạt lúa được thí nghiệm đột biến trên không gian vũ trụ.

Sau khoảng thời gian nảy mầm và lên mạ trong phòng thí nghiệm, giống lúa Hangju Xiangsi mang về sau chuyến bay vào không gian trên tàu Chang’e 5, được Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Kỹ thuật Chăn nuôi Hàng không Vũ trụ Quốc gia, thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc trồng ngoài ruộng, hôm 29/3.

Cuối tháng 11 năm 2020, các hạt giống được tàu vũ trụ Chang’e 5 mang lên vũ trụ và thực hiện các thí nghiệm đột biến gene. Sau 23 ngày trong không gian, 40 gram hạt giống được mang về Trái Đất thành công.

Trung Quốc trồng thử nghiệm lúa mang về từ tàu vũ trụ
Lúa đột biến mang về từ không gian được Trung Quốc trồng thử nghiệm. (Ảnh: CCTV).

Theo Wang Jiafeng, thành viên trung tâm nghiên cứu, việc trồng giống lúa này phải cẩn thận hơn so với giống thông thường. "Cây đưa đi trồng khi thân có 3-4 lá, phần gốc cắm khoảng 3 cm xuống đất để tạo điều kiện phát triển bộ rễ, chú ý khoảng cách phân bố", ông nói.

Guo Tao, Phó giám đốc trung tâm cho biết những hạt giống mang theo trong sứ mệnh Chang'e-5 là thí nghiệm đột biến trong "không gian can thiệp sâu". Hạt giống tiếp xúc trong môi trường bức xạ mạnh như vành đai bức xạ Van Allen, khu vực vết đen Mặt Trời.

Sau khi cấy mạ, các nhà nghiên cứu thực hiện các công đoạn chăm sóc thông thường, như bón phân, phun thuốc trừ sâu. Dự kiến cuối tháng 5 cây trổ bông, và được thu hoạch vào tháng 7.

Giống lúa Chang'e 5 mang theo thuộc chương trình nhân giống được Trung Quốc khuyến khích trồng. Trước đó, tháng 5/2020, tên lửa Trường Chinh 5B cũng mang theo 31 mẫu gạo, ngô ngọt lên không gian để nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Úc tìm ra loài nhện mới: Trông giống cá hề lại còn biết nhảy múa

Úc tìm ra loài nhện mới: Trông giống cá hề lại còn biết nhảy múa

Các nhà khoa học tại Úc gần đây đã tìm ra một loài nhện mới thuộc chi Maratus có màu cam nổi bật với sọc trắng, khá giống với cá hề.

Đăng ngày: 04/04/2021
Có thể bạn chưa biết: Muỗi, chuột, côn trùng… cắn phá gần 27 tỉ USD mỗi năm

Có thể bạn chưa biết: Muỗi, chuột, côn trùng… cắn phá gần 27 tỉ USD mỗi năm

Các nhà khoa học Pháp cảnh báo sinh vật ngoại lai có thể gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế.

Đăng ngày: 03/04/2021
Phương pháp mới khai thác nhiều enzym thực vật

Phương pháp mới khai thác nhiều enzym thực vật

Enzym đóng vai trò thiết yếu trong tế bào của mọi sinh vật, từ vi khuẩn, thực vật đến con người. Có sự tương đồng giữa các bộ phận trong ô tô và enzym của tế bào thực vật.

Đăng ngày: 03/04/2021
Đàn châu chấu 30 tấn từng xâm chiếm Las Vegas

Đàn châu chấu 30 tấn từng xâm chiếm Las Vegas

Las Vegas là một trong những thành phố sáng nhất ở Mỹ, nhưng ánh sáng nhân tạo ở đây cũng góp phần thu hút 46 triệu con châu chấu vào mùa hè năm 2019.

Đăng ngày: 02/04/2021
Hoa anh đào nở sớm nhất  1.200 năm do biến đổi khí hậu

Hoa anh đào nở sớm nhất  1.200 năm do biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu phát hiện cây anh đào ở Nhật Bản ra hoa ngày càng sớm hơn do nhiệt độ ấm lên trong những tháng đầu năm.

Đăng ngày: 01/04/2021
Cây được thiết kế để phát sáng khi cần trợ giúp

Cây được thiết kế để phát sáng khi cần trợ giúp

Người nông dân khó có thể xác định chính xác khi nào cây trồng cần tưới nước, hoặc khi nào cây bị nhiễm bọ hoặc nấm.

Đăng ngày: 30/03/2021
Loài côn trùng kỳ lạ có khả năng ăn cắp DNA từ thực vật

Loài côn trùng kỳ lạ có khả năng ăn cắp DNA từ thực vật

Hàng triệu năm trước, một loài côn trùng giống rệp còn có tên khác là ruồi trắng đã có khả năng kết hợp một phần DNA từ thực vật vào bộ gene của chúng.

Đăng ngày: 27/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News