Trung Quốc trục vớt xác tàu từ thời Hoàng đế Đồng Trị
Xác tàu đắm từ thời nhà Thanh ở Trung Quốc đã được trục vớt tại thành phố Thượng Hải vào ngày 21/11. Điều này giúp cung cấp cái nhìn về hoạt động đóng tàu cách đây 200 năm.
Tân Hoa xã đưa tin toàn bộ xác tàu đắm đã được trục vớt trong hoạt động kéo dài gần 3 tiếng nhằm. Giới chức đã dùng một thùng chứa lớn và khoang kín nước được chế tạo đặc biệt để di dời xác tàu.
Xác tàu từ triều đại nhà Thanh. (Ảnh: Tân Hoa xã).
Giới khảo cổ cho biết con tàu này có niên đại từ thời Hoàng đế Đồng Trị (năm 1862-1875) trong triều đại nhà Thanh.
Trong vài ngày tới, xác tàu sẽ được chuyển đến nhà máy đóng tàu Thượng Hải để bảo quản và nghiên cứu.
Con tàu này được cho là một trong những xác tàu gỗ được bảo tồn tốt nhất tại Trung Quốc. Con tàu có nhiều di tích văn hóa sẽ phục vụ cho việc nghiên cứu về hoạt động đóng tàu cuối triều đại nhà Thanh, theo Global Times.
Xác tàu gỗ được trục vớt ở Thượng Hải ngày 21/11. (Ảnh: Tân Hoa xã).
Phát ngôn viên của Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc cho biết tình trạng của con tàu và các di tích văn hóa phong phú trên tàu có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử đóng tàu, ngành vận tải biển và sản xuất gốm sứ ở Trung Quốc và thế giới.
Con tàu dài khoảng 38m và rộng khoảng 10m, có 31 khoang chở hàng, và phần thân chính của tàu vẫn còn khá nguyên vẹn.
Kể từ khi con tàu đắm được phát hiện vào năm 2015, bốn khoang tàu đã được khai quật, phát hiện hơn 600 di tích văn hóa như đồ gốm sứ từ "kinh đô sứ" Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
