Trung Quốc vận hành đường sắt dài 2.712km bao quanh sa mạc

Dự án Hotan-Ruoqiang ở Tân Cương bắt đầu đi vào hoạt động, đánh dấu sự ra đời của tuyến đường sắt bao quanh sa mạc đầu tiên trên thế giới.

Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc (CR) hôm 15/6 thông báo chuẩn bị vận hành toàn tuyến đường sắt dài 2.712 km bao quanh sa mạc Taklimakan, sau khi đoạn cuối cùng kết nối địa khu Hotan ở phía tây Tân Cương với huyện Ruoqiang ở phía đông nam chính thức đi vào hoạt động từ thứ Năm.


Một đoàn tàu chạy thử nghiệm trên tuyến Hotan-Ruoqiang ở khu tự trị Tân Cương. (Ảnh: CR)

Dự án Hotan-Ruoqiang trải dài 825km, trong đó có 524km chạy qua các vùng cát, chiếm 65% tổng chiều dài. Công trình có tốc độ thiết kế 120km/h và đi qua 22 nhà ga.

Nằm ở rìa phía nam của sa mạc cát dịch chuyển lớn thứ hai trên thế giới, tuyến đường sắt Hotan-Ruoqiang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong cả quá trình xây dựng và vận hành.

Để tạo điều kiện cho việc đi lại an toàn ở những nơi có nhiều khả năng xảy ra bão cát, gần 220 cây cầu cạn đã được xây dựng trên toàn tuyến. Khoảng 50 triệu m3 lưới cỏ và 13 triệu cây giống cũng đã được trồng dọc hai bên đường sắt để chống sa mạc hóa.

Bắt đầu bán vé từ 0h ngày 16/6, tuyến Hotan-Ruoqiang sẽ phục vụ hai chuyến tàu chở khách mỗi ngày và 8 chuyến tàu chở hàng cho phép vận chuyển bông, quả óc chó, chà là, khoáng sản và các loại hàng hóa khác.

Toàn bộ đường sắt vòng sa mạc sẽ mang lại lợi ích cho hơn 10 triệu người từ phía nam Tân Cương, bao gồm cả châu tự trị Bayingolin, Kizilsu Kirghiz và các địa khu Aksu, Kashgar và Hotan.

Dự án không chỉ tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong khu vực. Tuyến đường sắt mới chạy qua các khu vực phía nam Tân Cương sẽ giúp lưu thông hàng hóa cả trong nước và quốc tế. Đây có khả năng là tuyến đường ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Âu và Trung Đông, cắt giảm hành trình đi 900 km và tiết kiệm thời gian di chuyển từ 7 đến 8 ngày.

Tính đến cuối năm 2021, tổng chiều dài hoạt động của đường sắt trên khắp Trung Quốc đã vượt 150.000km, bao gồm hơn 40.000km đường sắt cao tốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo

Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo

Phương án tối ưu cho cầu thủ sút phạt đền là nhắm lấy một điểm rồi đá vào, đồng thời coi như thủ môn không tồn tại.

Đăng ngày: 19/05/2025
Những điều thú vị về cặp song sinh mà có thể bạn chưa biết

Những điều thú vị về cặp song sinh mà có thể bạn chưa biết

Những cặp song sinh là hai cá thể được phát triển từ trong một lần mang thai của người mẹ. Họ có thể hoàn toàn giống nhau về ngoại hình, có suy nghĩ hoặc tính cách tương đồng.

Đăng ngày: 19/05/2025
Dấu hiệu biển nước khổng lồ tồn tại dưới lớp vỏ Trái đất

Dấu hiệu biển nước khổng lồ tồn tại dưới lớp vỏ Trái đất

Các nhà khoa học Canada cho biết họ đã phát hiện một khoáng chất cực hiếm chứng tỏ từng có sự tồn tại của một biển nước khổng lồ dưới lớp vỏ của Trái đất.

Đăng ngày: 19/05/2025
Có thể bạn chưa biết: Thuốc súng ra đời trong lúc bào chế thuốc trường sinh

Có thể bạn chưa biết: Thuốc súng ra đời trong lúc bào chế thuốc trường sinh

Mọi người đều thích pháo hoa - ánh sáng, màu sắc và tất nhiên là cả tiếng nổ lớn. Nhưng lịch sử của pháo hoa không phải chỉ là sự ăn mừng.

Đăng ngày: 18/05/2025
Những phong tục tình dục kỳ lạ trên thế giới

Những phong tục tình dục kỳ lạ trên thế giới

Nhiều phong tục tình dục kỳ lạ  có từ lâu đời vẫn đang diễn ra ở nhiều dân tộc trên thế giới cho dù cánh cửa nối họ với thế giới hiện đại đã mở ra rất nhiều.

Đăng ngày: 17/05/2025
Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?

Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?

Trẻ em trên khắp thế giới đều yêu thích chuyện cổ tích. Những câu chuyện có cốt truyện gắn liền với phép thuật và ma quỷ, các chàng hoàng tử đẹp trai và các nàng công chúa hoặc thiếu nữ xinh đẹp, luôn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú và cuốn bọn trẻ vào thế giới thần tiên.

Đăng ngày: 16/05/2025
Viễn cảnh thế giới năm 2030

Viễn cảnh thế giới năm 2030

Tị nạn khí hậu ở Nam Cực, đại dịch cướp đi hàng triệu sinh mạng, mỗi quốc gia chỉ còn cố đấu tranh để sinh tồn, thế giới năm 2030 có thể sẽ như thế theo cảnh báo của nhiều chuyên gia.

Đăng ngày: 16/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News