Trung Quốc vận hành Hệ thống giám sát không gian sâu

Hệ thống sẽ thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra và giám sát tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 và Thường Nga-4, với sức chứa dữ liệu lớn, cho độ chính xác cao.

Sau hai năm xây dựng, hệ thống ăng - ten giám sát không gian sâu đầu tiên của Trung Quốc hoàn thành các thử nghiệm vận hành và chính thức đi vào hoạt động ngày 18/11. Hệ thống do Trung tâm Đo lường và Kiếm soát Vệ tinh Tây An chế tạo, với mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra và giám sát tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 và Thường Nga-4, cải thiện khả năng nhận dữ liệu từ các tàu thăm dò không gian sâu của các hệ thống mặt đất.


Hệ thống gồm ba ăng - ten được đặt tại Trạm Vũ trụ Không gian sâu Kashgar (Tân Cương). (Ảnh: Weibo).

Hệ thống giám sát gồm bộ ba ăng - ten khẩu độ 35 m kết hợp một ăng - ten không gian sâu 4x35 m, đặt tại Trạm Vũ trụ Không gian sâu Kashgar (Tân Cương). Hệ thống này đạt được khả năng nhận dữ liệu có sức chứa tương đương một ăng - ten khẩu độ 66 m, phạm vi phát hiện và độ nhạy thu thông tin được cải thiện đáng kể so với các thiết bị hiện có, hỗ trợ đo lường và điều khiển mạnh mẽ cho Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ thăm dò không gian sâu khác nhau.

Li Sihu, người đứng đầu Trạm Vũ trụ không gian sâu Kashgar, cho biết, hệ thống này không chỉ hoạt động như một máy dò không gian, theo dõi và kiểm soát ở độ chính xác cao, mỗi ăng - ten có thể hoạt động độc lập nhằm giám sát nhiều mục tiêu không gian sâu và có thể tương tác với các đài quan sát thiên văn khác nhau.

"Hệ thống giám sát này là một phần quan trọng trong Mạng lưới Giám sát và Đo lường Không san của Trung Quốc. Trong giai đoạn này, nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Trạm vũ trụ không gian sâu Argentina để thử nghiệm liên tục việc đo và nhận dữ liệu thô từ xa của máy dò, ghi lại hành trình của tàu vũ trụ", Li nói.

Hiện hệ thống đã hoàn thành việc xác minh giao diện và kết nối vệ tinh với mặt đất, tiến hành bảo trì thiết bị kiểm tra. Ngoài ra hệ thống sẽ đảm nhiệm theo dõi tàu thăm dò Thường Nga-5 được phóng vào cuối tháng 11.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News