Trung Quốc: Vỡ 14 đê, lũ Trường Giang chảy ngược vào hồ nước ngọt lớn nhất

Nhà chức trách Trung Quốc ngày 10/7 dự báo sắp xảy ra "đại hồng thủy" - tức lũ lớn - mang tính cục bộ ở lưu vực hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây.

Cảnh báo "đại hồng thủy" ở lưu vực hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc

Hồ Bà Dương - nằm trên địa bàn ba thành phố Cửu Giang, Thượng Nhiêu, và Nam Xương thuộc tỉnh Giang Tây - được biết đến là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc , đồng thời là hồ lớn thứ hai của nước này, xếp sau hồ Thanh Hải.

Hồ Bà Dương là một trong những nhánh chính ở hạ lưu của sông Dương Tử (Trường Giang). Diện tích mặt hồ trong thời điểm mực nước bình thường (14-15m) là khoảng 3.150 km2 và có thể lên tới 4.125 km2 khi mực nước dâng lên 20m.

Căn cứ tình hình mưa lớn ở các khu vực lân cận sông Dương Tử và tại 5 con sông đi qua địa bàn tỉnh Giang Tây, Bộ chỉ huy phòng chống hạn hán lũ lụt tỉnh này tối qua, 10/7, đưa ra dự báo "đại hồng thủy" sắp xảy ra ở lưu vực hồ Bà Dương.

Vỡ 14 đê trên địa bàn huyện Bà Dương, Giang Tây

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 11/7 đưa tin, do ảnh hưởng của mưa lớn ở vùng thượng nguồn ở tỉnh An Huy, thị trấn Cảnh Đức (Giang Tây), hồ chứa xả lũ, cùng với mưa lớn tại bản địa, trên toàn huyện Bà Dương của tỉnh Giang Tây đã có 14 đê bao xuất hiện tình trạng vỡ đê - bao gồm 2 đê lớn, khiến tình hình lũ lụt tại đây hết sức nghiêm trọng.

Vào 20h35 tối 8/7 (giờ địa phương), đoạn đê dài khoảng 50m tại thị trấn Bà Dương, huyện Bà Dương, đã bị vỡ, khiến nước lũ ở lưu vực Xương Giang tràn vào phá hoại diện tích khoảng 1.000 hecta đất trồng ở vùng trũng, đồng thời 9.000 người dân phải sơ tán trong đêm đến địa điểm an toàn.

Theo CCTV, việc một loạt sông hồ chủ yếu của tỉnh Giang Tây đồng loạt xảy ra lũ lớn đủ tiêu chuẩn đánh mã số "Hồng thủy" theo quy định của Trung Quốc, mực nước vượt cảnh báo là hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử.

Từ cuối tháng 6, mực nước hồ Bà Dương bắt đầu dâng lên nhanh chóng. Hiện mực nước ở cửa khẩu hồ này đã vượt mức cảnh báo lũ 2.3m, cao hơn 3.9m so với cùng kỳ năm ngoái. Gần đây, hồ này ghi nhận 8 ngày liên tiếp mực nước dâng lên ở mức trên 0.4m, trong đó ngày dâng cao nhất là 0.6m.

Theo giới chức địa phương, trong các ngày 6-8/7 vừa qua, tại cửa khẩu hồ Bà Dương đã xảy ra tình trạng dòng nước từ sông Dương Tử đổ ngược vào hồ, với tổng dung tích lên đến 300 triệu m3, lưu lượng lớn nhất là 3.160 m3/s.

Đến nay, hồ Bà Dương đã lần đầu tiên trong năm ghi nhạn diện tích mặt nước vượt 4.000 km2.


Một cây cầu cổ ở huyện Wuyuan, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, bị nước lũ hủy hoại, ngày 9/7/2020. (Ảnh: VCG).

Sau khi thiên tai leo thang, gần 1.700 nhân viên các lực lượng đã được huy động để chi viện cho huyện Bà Dương. Đến 13h ngày 9/7, giới chức bản địa đã nâng mức cảnh báo ứng phó khẩn cấp với lũ lụt từ Mức II lên mức I.

Chính quyền tỉnh Giang Tây ngày hôm nay, 11/7, cũng đã nâng mức ứng phó khẩn cấp lũ lụt từ Mức II lên Mức I.

Mưa lớn cùng Covid-19 là thách thức kép với Trung Quốc

Ở diễn biến khác, tờ Nhật báo kinh tế (Trung Quốc) ngày 10/7 đưa tin, 130 con sông đi qua 11 tỉnh thành Trung Quốc đã phát sinh các trận lũ vượt mức cảnh báo. Dự báo trong những ngày tiếp theo, vùng trung và hạ lưu Trường Giang tiếp tục có mưa vừa và lớn, mưa rất lớn cục bộ, vớt lượng mưa vào khoảng 30 mm đến 50 mm. Lưu vực nhiều sông hồ được cảnh báo có khả năng xảy ra hồng thủy ở mức độ tương đối lớn.

Các chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh công tác phòng chống lũ đang ở giai đoạn quan trọng, khi nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19 và thiên tai đang là thử thách kép với hệ thống quản lý ứng phó khẩn cấp và cứu trợ thiên tai của nước này.

Wang Zhangli, quan chức Bộ Thủy lợi Trung Quốc (MWR), khuyến cáo các địa phương cảnh giác cao độ với mưa lớn năm nay. Quan chức Zhang Jiatuan từ Bộ quản lý ứng phó khẩn cấp (MEM) thì kêu gọi thực thi đồng thời các biện pháp đa dạng để vượt qua thách thức kép.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News