Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Qua xác nhận qua thử nghiệm trên Trái đất, các nhà khoa học Trung Quốc báo cáo có các dấu hiệu cho thấy nước tồn tại trong những hòn đá do tàu đổ bộ Chang’e 5 thu lượm trên Mặt trăng.


Tàu thăm dò Chang'e-5 thu thập mẫu trên Mặt trăng.

Họ đã chia sẻ những phát hiện của mình trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí Nature Commnunications.

Tàu đổ bộ Chang’e 5 đã hạ cánh xuống Mặt trăng vào tháng 12/2020, thu thập khoảng 1,7kg đá và đất Mặt trăng, được gọi là regolith.

Con tàu trên cũng sử dụng các dụng cụ trên tàu để đo thành phần hóa học của các mẫu mà nó thu thập được.

Dữ liệu này cho phép các nhà nghiên cứu Trung Quốc gợi ý rằng phân tử nước có thể hiện diện ở khoảng 120 phần triệu (ppm) trong một số loại đá mặt trăng và 180 ppm ở một số loại đá khác.

Hiện tại, một nhóm nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã xác nhận sự có mặt của nước trong các mẫu bằng cách nghiên cứu các vật phẩm mà Chang’e-5 mang về Trái đất.

Đất được các nhà khoa học phân tích hóa ra tương đối khô với mức nước chỉ là 28,5 phần triệu. Tuy nhiên, họ cũng phát hiện ra rằng khoáng chất apatit nằm trong số các mẫu có hàm lượng H2O là 179 ppm, phù hợp với các dự báo trước đó.

Các quan sát bằng kính thiên văn và vệ tinh từ lâu đã khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng nước tồn tại trên Mặt trăng, dưới dạng hydroxyl hoặc H2O trong đá.

Người ta hy vọng rằng các nhà du hành vũ trụ cư trú trên vệ tinh của Trái đất trong tương lai có thể chiết xuất oxy phân tử và hydro ra khỏi môi trường để tạo ra nước và oxy tinh khiết cho mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News