Trung Quốc xuất hiện "cổng địa ngục"
Một khe nứt kỳ bí đã xuất hiện tại Trung Quốc khiến người dân lo ngại và gọi nó là "Cổng địa ngục".
"Cổng địa ngục" xuất hiện ở Trung Quốc
Tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, Trung Quốc người ta phát hiện ra một khe nứt nhỏ. Điều đặc biệt là nhiệt độ ở miệng hố cao đến nỗi khi đặt một cành cây lên trên, nó lập tức bốc cháy.
Đặt một cành cây miệng khe nứt lập tức nó cháy rụi.
Hiện tượng hố/khe nứt ra từ lòng đất mà bên trong có lửa ngùn ngụt thường được gọi là hellmouth - miệng địa ngục, hay cổng địa ngục.
Urumqi được ghi vào sách kỷ lục Guinness là thành phố xa biển nhất thế giới, khoảng cách gần nhất từ nó đến biển là 2500 km.
Hiện tại nó cũng bị coi là vùng đất ô nhiễm nhất thế giới, quanh năm bị bao phủ bởi sương mù dày đặc lưu huỳnh.
Nhà địa chất học Hu Tan cho rằng, "cổng địa ngục" tại đây thực ra là miệng của một hố than dưới lòng đất khi tự động cháy gây ra. Đây cũng là ý kiến của chuyên gia về lửa Chen Long.
“Cuộc khai thác mỏ trước đây có lẽ là nguyên nhân than đá cháy sâu dưới lòng đất, người khai thác đã không lấp mỏ lại sau khi khai thác bị dừng, và dẫn đến lửa cháy lên đến bề mặt mặt đất”.
Nếu không ngăn chặn sớm ngăn chặn, miệng hố sẽ mở rộng ra, Chen Long nhận định.
Hiện tượng ở Urumqi gợi liên tưởng ngay đến "cổng địa ngục" Derweze ở Turkmenistan (ảnh trên).
Tọa lạc tại làng Derweze thuộc sa mạc Karakum, tỉnh Ahal, đây vốn là mỏ khí thiên nhiên. Năm 1971, trong khi tiến hành khoan thăm dò địa chất ở vùng đất này, các nhà khoa học đã khoan phải một túi khí.
Mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70 mét. Số lượng lớn khí mêtan thoát ra từ hố Derweze đã tạo ra các vấn đề lớn về môi trường và gây tổn hại to lớn cho người dân lân cận.
Lo sợ khí độc thoát ra khỏi hố, các nhà khoa học đã quyết định đốt hố Derweze. Về mặt môi trường, việc đốt bỏ khí là giải pháp tốt nhất để khí mê tan không bay vào khí quyển gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm.
Vào thời điểm đó, người ta mong muốn khí độc sẽ cháy hết trong vài ngày, nhưng hơn 40 năm nay nó vẫn tiếp tục cháy.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
