Trước khi có đồng hồ, con người đã biết dùng nến để báo thức

Ngày nay, chúng ta có báo thức bằng điện thoại, đồng hồ và thậm chí là những cỗ máy báo thức, nó sẽ không tắt cho đến khi bạn giải được một câu đố. Tất cả đều để giúp cho chúng ta có thể vượt qua sự uể oải mà thức dậy vào mỗi sáng.

Nhưng mọi người bắt đầu ngày mới như thế nào trước khi chiếc đồng hồ báo thức đầu tiên được phát minh vào năm 1787?

Các chiến binh người Mỹ bản địa đã sử dụng chính bàng quang của mình để tự báo thức. Theo cuốn sách Warpath xuất bản năm 1984 của Stanley Vestal, câu chuyện được tù trưởng Trâu Đực Trắng kể lại rằng "các chiến binh Anh Điêng có thể xác định trước giờ dậy của họ bằng cách điều chỉnh lượng nước uống trước khi đi ngủ".

Trước khi có đồng hồ, con người đã biết dùng nến để báo thức
Trước khi có đồng hồ báo thức, người ta dùng đinh cố định vào nến để đảm bảo rằng họ thức dậy đúng giờ. Họ đã biết tính toán thời gian đốt và đóng đinh vào đúng vị trí. Khi ngọn nến tan chảy, chiếc đinh rơi xuống, tạo ra tiếng động và đánh thức chủ nhân của nó.

Ở thời hiện đại, ánh nến chủ yếu được sử dụng cho những bữa tối lãng mạn hoặc là giải pháp tạm thời khi mất điện. Tuy nhiên, trước khi có điện, ngọn nến có rất nhiều công dụng khác nhau. Nến là một nguồn ánh sáng quan trọng, chúng có thể được gắn vào đèn chùm hoặc mang theo trong các giá đỡ bằng đồng để chiếu sáng. Sáp của nó có thể được sử dụng để niêm phong thư từ với mục đích bảo mật hoặc đóng dấu phê duyệt.

Nến cũng có thể được sử dụng như đồng hồ báo thức - một chức năng được cho là đã lỗi thời với thế giới hiện đại, nhưng là một phần quan trọng của lịch sử báo giờ.

Đồng hồ nến là một công nghệ cổ đại. Ghi chép đầu tiên về công cụ này là vào năm 520 TCN trong một bài thơ của You Jiangu, người Trung Quốc. Ông mô tả nó gồm có sáu ngọn nến đồng nhất có trọng lượng và độ dày bằng nhau - mỗi ngọn cao gần 20 cm.

Các ngọn nến được đánh dấu trên thân. Mỗi khúc được đánh dấu sẽ mất 20 phút để cháy và toàn bộ một ngọn nến sẽ cháy với thời gian kéo dài 4 giờ - một kỹ thuật hoàn hảo cho thời điểm thiếu ánh sáng Mặt Trời.

Trước khi có đồng hồ, con người đã biết dùng nến để báo thức
Đồng hồ nến là một công nghệ cổ đại.

Các tài liệu khác về đồng hồ nến cũng cho thấy nó tồn tại ở Nhật Bản trong thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Cách đó hàng nghìn dặm, vua Alfred Đại đế của Anh cũng được cho là sử dụng phương pháp này trong các nhà thờ ở Anh. Có thể sử dụng nến với bất kỳ kích thước nào, miễn là thời gian cháy hết đều nhau. Thông qua các dấu hiệu, nến có thể được chia nhỏ để có các phép đo gia tăng hơn về thời gian trôi qua.

Phương pháp báo thời gian này vẫn được sử dụng ít nhất là đến thế kỷ 18, bất chấp sự xuất hiện ngày càng nhiều của đồng hồ lên dây cót truyền thống. Ngoài việc cho biết thời gian, những ngọn nến còn có thể đóng vai trò như một chiếc đồng hồ báo thức.

Người ta có thể đính những chiếc đinh vào một cây nến trong một khoảng thời gian mong muốn và đặt cây nến vào một giá đỡ bằng kim loại. Khi sáp tan chảy ở mức mong muốn, chiếc đinh sẽ rơi vào đế kim loại với tiếng kêu lách cách và đóng vai trò như một tiếng báo thức.

Trước khi có đồng hồ, con người đã biết dùng nến để báo thức
Có thể sử dụng nến với bất kỳ kích thước nào, miễn là thời gian cháy hết đều nhau.

Một ví dụ nổi tiếng về đồng hồ nến đặc biệt phức tạp là đồng hồ của Al-Jazari — một kỹ sư Hồi giáo thế kỷ 12. Nổi tiếng với những phát minh về máy bơm nước và đồng hồ, ông đã tạo ra một chiếc đồng hồ nến sử dụng một hệ thống ròng rọc và quả nặng, biến quá trình đốt cháy liên tục của ngọn nến thành thời gian có thể đọc được trên mặt số phía trước. Hệ thống tiên tiến này chỉ là một trong những chiếc đồng hồ của nhà phát minh này - ông cũng thiết kế đồng hồ chạy trên mặt nước để theo dõi các chuyển động của sao.

Trước khi có đồng hồ, con người đã biết dùng nến để báo thức
Đồng hồ nến sử dụng một hệ thống ròng rọc và quả nặng.

Đồng hồ nến là một trong những loại hình phát minh đa dạng các nền văn minh cổ đại. Cũng có những phương pháp xuất hiện sớm hơn nhiều trong ghi chép lịch sử. Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng đồng hồ nước và mặt trời từ năm 1500 trước Công nguyên để đo thời gian. Được gọi là clepsydra, các loại đồng hồ nước cũng được sử dụng bởi các dân tộc bản địa ở Châu Mỹ và Châu Phi. Đèn dầu cũng được dùng để chiếu sáng và đo thời gian; khi dầu cháy, thời gian có thể được đo tăng dần giống như với đồng hồ nến.

Trước khi có đồng hồ, con người đã biết dùng nến để báo thức
Đèn dầu cũng được dùng để chiếu sáng và đo thời gian.

Chế tạo đồng hồ đã có những bước tiến lớn vào cuối thời Trung cổ. Được thúc đẩy bởi vật lý chuyển động của lò xo và con lắc, đồng hồ đã cải thiện độ chính xác vào thế kỷ 17. Đồng hồ quả lắc năm 1656 của Christiaan Huygens là một bước tiến đáng kinh ngạc, khi mỗi ngày chỉ lệch có một phút. Khi đồng hồ cơ học được phát triển hơn nữa, các nhà sản xuất đồng hồ đã sử dụng những cải tiến thông minh để tạo ra báo thức vào những thời điểm đã định.

Một số đồng hồ đã sử dụng thuốc súng và cầu chì để tạo ra tiếng ồn lớn tại một thời điểm kích hoạt nhất định. Những loại khác lại sử dụng ánh sáng - lò xo hoạt động để làm bật lên một ngọn nến sáng. Giống như đồng hồ nến, những giải pháp báo thức sơ khai này rất dễ gây ra hỏa hoạn, có lẽ khi cháy nhà thì người không muốn thức dậy cũng phải cố mà dậy bằng được.

Trước khi có đồng hồ, con người đã biết dùng nến để báo thức
Đồng hồ báo thức để bàn được làm bằng thép, đồng thau và gỗ óc chó. Báo động sử dụng thuốc súng được đặt trong các kênh để tạo ra tiếng nổ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Làm thế nào mà động cơ phản lực của máy bay có thể hoạt động trong mưa lớn và băng giá?

Làm thế nào mà động cơ phản lực của máy bay có thể hoạt động trong mưa lớn và băng giá?

Làm thế nào để loại bỏ nước khỏi động cơ phản lực trong điều kiện trời mưa? Mưa hoặc tuyết xâm nhập có ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ phản lực không?

Đăng ngày: 16/05/2022

"Hòn đảo ma" bí ẩn xuất hiện rồi lại biến mất trên Google Maps, các nhà khoa học khó hiểu

Có một “hòn đảo bóng ma” ở Nam Thái Bình Dương đã khiến các nhà nghiên cứu địa lý cảm thấy khó hiểu suốt nhiều năm nay.

Đăng ngày: 15/05/2022
Thứ gì luôn được kỵ binh Mông Cổ cất kỹ trong áo choàng, mang đi

Thứ gì luôn được kỵ binh Mông Cổ cất kỹ trong áo choàng, mang đi "đánh đông dẹp bắc"?

Có nhiều yếu tố đã làm nên các chiến dịch quân sự cực kỳ thành công của người Mông Cổ trong quá khứ, nhưng có 1 thứ mà kỵ binh của họ khó có thể bỏ qua trước trận đánh.

Đăng ngày: 15/05/2022
Rat Tortur - tra tấn bằng chuột: Hình thức tra tấn bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại

Rat Tortur - tra tấn bằng chuột: Hình thức tra tấn bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại

Cái chết gây ra bởi hình thức tra tấn này đã được sử dụng từ lâu bởi những người La Mã. Đến tận thế kỉ 17, phương thức bằng chuột này mới được sử dụng lại 1 lần nữa.

Đăng ngày: 14/05/2022
Liệu có thứ gì di chuyển nhanh hơn ánh sáng không?

Liệu có thứ gì di chuyển nhanh hơn ánh sáng không?

Ánh sáng mang những đặc tính giống cả hạt lẫn sóng, có thể di chuyển với tốc độ lên tới khoảng 300.000 km mỗi giây trong chân không.

Đăng ngày: 14/05/2022
Không đóng chai nhựa, người Nga dùng nước đóng hộp: Thứ nước kỳ lạ này sẽ có mùi vị gì?

Không đóng chai nhựa, người Nga dùng nước đóng hộp: Thứ nước kỳ lạ này sẽ có mùi vị gì?

Chúng ta đã quá quen thuộc với những loại nước đóng chai nhựa tiện lợi có thể mang theo bên mình. Nhưng người Nga từng có loại nước đóng hộp trông chẳng khác gì những lon thịt hộp.

Đăng ngày: 13/05/2022
Điều gì đã thực sự diễn ra vào ngày tháp Eiffel xuất hiện trước thế giới năm 1889?

Điều gì đã thực sự diễn ra vào ngày tháp Eiffel xuất hiện trước thế giới năm 1889?

Trở lại năm 1889, Pháp đã tổ chức Exposition Universelle, một hội chợ có quy mô hoành tráng trên thế giới với điểm nổi bật của sự kiện này chính là Tháp Eiffel.

Đăng ngày: 13/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News