Trước siêu bão Hagibis đổ bộ, bầu trời Nhật Bản bất ngờ chuyển sang màu tím kì lạ

Các chuyên gia khí tượng Nhật Bản đã cảnh báo siêu bão Hagibis có khả nặng sẽ mạnh và mang đến sức tàn phá kinh khủng hơn nhiều so với siêu bão Ida đã từng hoành hành và khiến 1.269 người ở đất nước này thiệt mạng vào năm 1958.

Dân cư tại miền trung và miền đông Nhật Bản từ chiều thứ 5 (ngày 10/10) đã bắt đầu tiến về nơi trú ẩn hoặc di tản khi nghe thông tin siêu bão đang tiến gần. Trong tiếng Philippines, "Hagibis" có nghĩa là tốc độ và nó đã phát triển vô cùng nhanh chóng và chỉ mất 18 giờ để đạt đến trạng thái được xem là "siêu bão". Dự kiến ​​cơn bão này sẽ tấn công khu vực Nagoya ở miền trung Nhật Bản vào sáng thứ Bảy (12/10).

Tuy nhiên, trước khi siêu bão đổ bộ, trong khoảng chiều tối ngày 11/10, người dân Nhật Bản đã liên tục chia sẻ những hình ảnh bầu trời bỗng nhiên chuyển sang màu tìm kì lạ. Điều này khiến người dân vô cùng hoang mang và lo sợ về sức công phá nặng nề của cơn bão sắp tới.


Hình ảnh bầu trời chuyển sang màu tím kì lạ được người dân Nhật Bản đồng loạt chia sẻ lên Twitter

Việc bầu trời chuyển màu tím là kết quả của một hiện tượng được gọi là "tán xạ". Điều này xảy ra khi các phân tử và các hạt nhỏ trong khí quyển thay đổi hướng của các tia sáng tạo nên. Hồi đầu tháng 9, khi siêu bão Dorian càn quét qua Florida cũng đã từng ghi nhận được hiện tượng tương tự.

Hiện tại, cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo đến người dân về mưa lớn, gió bão, sóng lớn và nước dâng do siêu bão gây ra. Cơ quan này cũng đã thúc giục triển khai các biện pháp phòng ngừa sớm hơn bình thường. Ngoài ra, cục hàng không Nhật Bản cũng chỉ định hủy gần 400 chuyến bay, tạm ngưng dịch vụ tàu điện ngầm và xe lửa, đồng thời hoãn các hoạt động ngoài trời để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

Thông tin về Hagibis - siêu bão mạnh nhất trong vòng 60 năm sắp đổ bộ Nhật Bản sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất.

Thêm một số hình ảnh bầu trời Nhật Bản chuyển sang màu tím đáng sợ chiều ngày 11/10 dưới đây:

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News