Truy tìm sinh vật lạ đang gây bão: Đuôi ngoe nguẩy như chuột nhưng chẳng ai biết là con gì

Người phụ nữ tìm thấy 4 sinh vật lạ trong bếp, với cái đuôi ngoe nguẩy như chuột mà chẳng phải chuột. Đó rốt cục là gì?

Mới đây, một người đàn ông tại Auckland (New Zealand) đã khiến cư dân mạng dậy sóng bằng một đoạn video khá kỳ dị.

Cụ thể, người này tên Tim Clerke, và nội dung đăng tải là về một loài vật kỳ lạ do mẹ anh tìm ra trong bếp. Những sinh vật nhỏ bé, có đuôi ngoe nguẩy như chuột nhưng lại không phải chuột, nằm lọt thỏm trong bàn tay của bà.

"Mẹ tôi tìm thấy mấy con này trên sàn bếp, một con vẫn còn sống. Ai biết lũ này là gì không? Chứ mẹ tôi đang thấy hãi hùng quá rồi đây".

Đoạn video sau khi được đăng tải đã nhanh chóng lan tỏa khắp cư dân mạng, với rất nhiều bình luận và ý kiến trái chiều. Như theo một nhóm côn trùng học tại tổ chức An toàn sinh học New Zealand (Biosecurity) thì đây là chân của một loài bướm, nhưng chỉ là một phần thôi. Phần còn lại đã bị mèo gặm sạch rồi.

"Có thể thứ gì đó (có thể là mèo) đã gặm mất phần thân trên của con bướm, đó là lý do vì sao một vài cái chân của sinh vật này vẫn đang co giật" - người phát ngôn của Biosecurity cho biết.


Sinh vật lạ được tìm thấy trong bếp.

Đây cũng là lý giải của Sarah Tassell - một nhà sinh vật học tại Trung tâm nghiên cứu côn trùng Manaaki Whenua. "Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy đó là những cái chân. Chúng có lông bọc xung quanh và một khung xương không lẫn được".

Một vài chuyên gia lại có ý kiến khác. Theo Eric Edwards - chuyên gia côn trùng tại ĐH Auckland - đây có thể là loài giòi đuôi chuột (rat-tailed maggot).

Giòi đuôi chuột là ấu trùng của một số loài ruồi trong họ Eristalini và Sericomyiini, và chúng cũng là loài giòi "lạ" nhất hiện nay. Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của loài vật này là thân hình ống, bò như giun và có một chiếc đuôi rất dài.


Một con giòi đuôi chuột.

Ngoài ra, giòi đuôi chuột còn mang trên mình một sự thật đáng kinh hãi: chúng đặc biệt thích sinh sống trong các tử thi. Nghĩa là những phân cảnh phim kinh dị mà bạn thấy giòi trong xác chết, đó chính là giòi đuôi chuột đấy.

Tuy vậy theo thông tin mới nhất thì sau khi bàn luận cùng các đồng nghiệp, Edwards đã rút lại ý kiến và đồng tình rằng đây là chân của bướm. Nhưng dẫu có là con gì, đoạn video trên vẫn gây xôn xao cho cư dân mạng trong những ngày vừa qua.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News