Từ trường Trái đất suy yếu nhanh ở Bắc Mỹ

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện sự thay đổi trong cường độ từ trường ở đông và tây bán cầu, có thể do quá trình đảo cực từ.

Từ trường phía trên Bắc Mỹ đang suy yếu ở tốc độ nhanh khác thường trong khi từ trường ở bán cầu phía đông đang mạnh lên, theo nhóm nghiên cứu đứng đầu là giáo sư Fang Hanxian ở Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc, Interesting Engineering hôm 8/11 đưa tin. Các nhà khoa học đang tìm cách xác định nguyên nhân nhưng theo họ, nó liên quan tới sự đảo cực địa từ từ bán cầu tây sang đông.

Từ trường Trái đất suy yếu nhanh ở Bắc Mỹ
Từ trường là lá chắn tự nhiên bảo vệ Trái đất khỏi tia vũ trụ và bức xạ có hại từ Mặt trời. (Ảnh: BBC)

Nhóm của Fang sử dụng dụng mô hình và dữ liệu mới nhất để dựng lại những thay đổi của cường độ từ trường từ năm 1900. Họ nhận thấy từ năm 1930 đến năm 1990, cường độ từ trường ở Bắc Mỹ tăng lên và cao hơn nhiều khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình đảo ngược diễn ra trong 30 năm qua. Vào năm 2020, cường độ từ trường ở khu vực này giảm tới mức gần bằng mức trung bình toàn cầu. Đó là thay đổi rất đáng chú ý. Ngoài từ trường suy yếu ở Bắc Mỹ, cường độ tại nhiều khu vực khác có dấu hiệu tăng lên, bao gồm đại lục Á Âu, châu Phi, Australia, Bắc Đại Tây Dương, trong đó châu Phi có tốc độ gia tăng nhanh nhất.

Quy mô và vị trí của những vùng dị thường từ trường thường xuyên thay đổi. Theo Fang, nhiều khả năng chúng liên quan tới sự trôi dạt cực từ. Trong thế kỷ qua, cực từ ở bắc bán cầu nhích dần về hướng đông ở tốc độ 10 km/năm. Tuy nhiên, quá trình này gần đây tăng tốc đáng kể. Sau năm 2000, tốc độ tăng lên 50 km/năm, vượt xa tốc độ dịch chuyển của cực từ ở nam bán cầu. Khu vực yếu nhất của từ trường Trái đất hiện nay nằm ở Đại Tây Dương, phía đông Nam Mỹ. Nhiều cơ quan vũ trụ, bao gồm NASA, đang theo dõi chặt chẽ khu vực đó.

Trường địa từ là rào chắn tự nhiên bảo vệ Trái đất, ngăn tia vũ trụ độc hại truyền tới mặt đất, do đó đóng vai trò chủ chốt duy trì sự ổn định của môi trường. Năm 2018, một nghiên cứu của Đại học tự trị Mexico phát hiện trường địa từ yếu đi trong nhiều thập kỷ ngay trước khi đế chế Maya sụp đổ. Tương tự, năm 2006, các nhà nghiên cứu ở Viện Vật lý hành tinh Paris phát hiện thay đổi đột ngột của từ trường liên quan tới sự diệt vong của những nền văn minh cổ đại ở Iran và Syria cách đây 4.000 năm. Một số nhà khoa học cho rằng sự suy yếu của từ trường Trái đất không chỉ dẫn tới tăng bức xạ mà cả nhiễu loạn trong hệ thống khí quyển do tia vũ trụ gây ra, khiến những sự kiện thời tiết cực đoan như hạn hán hoặc mưa bão thêm trầm trọng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ nào đang được ứng dụng trong cứu nạn hàng không?

Công nghệ nào đang được ứng dụng trong cứu nạn hàng không?

Ngày nay, nhiều công nghệ tiên tiến đã được phát triển để hỗ trợ việc tìm kiếm và xác định vị trí các máy bay bị rơi một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

Đăng ngày: 17/11/2024
Top 7 bộ giáp nổi tiếng có niên đại hàng thế kỷ

Top 7 bộ giáp nổi tiếng có niên đại hàng thế kỷ

Xuyên suốt lịch sử, nhiều bộ giáp độc đáo đã được thiết kế và dùng trong chiến đấu như giáp "vảy cá" Trung Quốc hay giáp của samurai Nhật Bản.

Đăng ngày: 17/11/2024
Phát hiện thấy tia laser có thể chặn ánh sáng, tạo ra bóng tối

Phát hiện thấy tia laser có thể chặn ánh sáng, tạo ra bóng tối

Hiệu ứng quang học kỳ lạ được tìm thấy có thể thay đổi khái niệm của khoa học về bóng tối.

Đăng ngày: 16/11/2024
Đường hầm gió siêu thanh Mach 10 được đưa vào hoạt động

Đường hầm gió siêu thanh Mach 10 được đưa vào hoạt động

Mỹ đưa vào hoạt động đường hầm gió tốc độ Mach 10 (12.348 km/h) nhằm giải quyết các vấn đề trong thử nghiệm và nghiên cứu bay siêu thanh.

Đăng ngày: 16/11/2024
Góc khuất quan lại thời phong kiến: Bị ngã, chết đuối khi lên chầu vua

Góc khuất quan lại thời phong kiến: Bị ngã, chết đuối khi lên chầu vua

Những quy định chốn quan trường cho thấy một xã hội phong kiến vô cùng hà khắc, và ít được thể hiện trên các bộ phim truyền hình dã sử.

Đăng ngày: 16/11/2024
Cơ sở chất thải hạt nhân độc hại nhất ở Mỹ

Cơ sở chất thải hạt nhân độc hại nhất ở Mỹ

Cơ sở Hanford vẫn là gánh nặng môi trường và nỗi ám ảnh với người dân địa phương hàng thập kỷ sau khi ngừng sản xuất plutonium.

Đăng ngày: 15/11/2024
Sự thật pharaoh đầu tiên của Ai Cập

Sự thật pharaoh đầu tiên của Ai Cập

Cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Đăng ngày: 15/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News