Tử vong vì H1N1 trên thế giới tăng nhanh

Trước kia ước tính 500 người mắc thì có một ca tử vong, nhưng hiện nay con số này tăng 3-4 lần ở một số nước. Indonesia hơn 650 ca nhưng đã tử vong 3, Malaysia tử vong 15 trong hơn 1.500 người mắc.

Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, có nước như Thái Lan tử vong đến 81 người, hầu hết các nước đều có ca nhiễm và tử vong, như Philippine mắc 3207 ca, tử vong 8, Singapore mắc 1217, tử vong 8, Brunei mắc 786, tử vong 1, Lào mắc 156, tử vong 1.

Trên thế giới, số ca mắc H1N1 mới tiếp tục tăng nhanh, nhiều nước đã ghi nhận các trường hợp tử vong. Theo thông báo của Trung tâm dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Châu Âu, đến ngày 7/8/2009, thế giới có hơn 200.000 ca dương tính, tại 168 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó gần 1.600 trường hợp tử vong.

Tại Việt Nam, số ca mắc mới tăng lên từng ngày, có ngày lên đến gần 70 ca. Đến ngày 7/8, cả nước có 1.078 trường hợp dương tính, một người đã tử vong. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế lo ngại tình hình dịch sẽ càng phức tạp hơn khi mùa đông sắp tới.

Tiến sĩ Jean Marc Olive, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhận định: "Trong mùa đông, virus H1N1 sẽ hoạt động càng mạnh hơn. Mùa đông tới cũng đồng nghĩa mùa cúm tới, khi ấy sẽ khó phân biệt cúm mùa với H1N1. Ngoài ra, đây cũng là mùa tựu trường nên khả năng lây lan bệnh rộng sẽ càng lớn".

Tiến sĩ cũng lưu ý, tại Việt Nam, virus H5N1 vẫn còn lưu hành nên người dân cần cảnh giác. Khi có biểu hiện cúm thì phải khám để phân loại xem là H5N1 hay H1N1.

Dự đoán về khả năng kết hợp của virus H1N1 với H5N1 trong thời gian tới, tiến sĩ Olive cho biết: "Khả năng virus H1N1 kết hợp với H5N1 là có, nhưng tôi lo lắng là khả năng kết hợp giữa cúm mùa và H1N1 dễ hơn. Vì cúm mùa cũng lây từ người sang người qua tiếp xúc, còn H5N1 là lây từ gia cầm cho người".

Theo tiến sĩ, trong thời gian này, nếu học sinh, người đi làm bị ốm thì nên ở nhà, tránh lây bệnh cho người khác. Khi hết ốm hoặc hết triệu chứng sau một ngày mới đi học, đi làm. 

Ngày 7/8, Bộ Y tế đã đưa ra 10 khuyến cáo phòng chống cúm H1N1 tại nơi làm việc. Trong đó, lưu ý:
- Cúm H1N1 lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc với đồ vật bị nhiễm virus rồi đưa lên mũi, miệng.
- Bệnh lây nhanh từ người sang người trong thời gian từ 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng bệnh. Người nhiễm virus có thể truyền bệnh ngay cả khi không biểu hiện triệu chứng.
- Các bề mặt như bàn làm việc, tay nắm cửa, bàn phím máy tính, nền nhà phải thường xuyên làm vệ sinh và khử trùng; hạn chế sử dụng điều hòa (đặc biệt là điều hòa trung tâm), mở cửa thông thoáng.
- Các cơ sở lao động, người sử dụng lao động phải có địa chỉ bệnh viện và cơ sở y tế dự phòng gần nhất, có số điện thoại đường dây nóng để liên hệ kịp thời...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News