Tuổi thọ của con người liên quan nồng độ sắt trong máu

Một nghiên cứu lớn về gene đã phát hiện ra một số vùng gene liên quan đến tuổi thọ và sức khỏe do chuyển hóa sắt trong máu. Nghiên cứu cho thấy, mức độ sắt trong máu bất thường về cơ bản có thể làm nền tảng cho nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác.

Sắt rất cần thiết cho hoạt động của một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều hoặc quá ít sắt có thể nhanh chóng dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau. Tế bào chuyển hóa sắt thường được điều tiết bởi một số gene. Đột biến trong các gene đó có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa sắt như bệnh hemochromatosis do cơ thể có quá nhiều chất sắt.

Một nghiên cứu mới từ Đại học Edinburgh và Viện Sinh học Lão hóa Max Planck ở Đức, ban đầu đặt ra mục tiêu điều tra những gene nào liên quan tới sống lâu và khỏe mạnh. Ba bộ dữ liệu gene công cộng khổng lồ từ hơn 1 triệu đối tượng đã được phân tích. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Mười vùng gene được tìm thấy có liên quan đến tuổi thọ và sức khỏe. Nhưng quan trọng hơn, một số vùng gene được xác định trong nghiên cứu có liên quan đến chuyển hóa sắt.

Giả thuyết được tạo ra trong nghiên cứu là sự chuyển hóa sắt trong máu bất thường có thể dẫn đến một số bệnh liên quan đến tuổi tác. Sự chuyển hóa sắt không đều được ghi nhận trong nghiên cứu là không đủ để gây ra các vấn đề liên quan đến các bệnh về thừa sắt cấp tính như hemochromatosis, nhưng thay vào đó, nó dẫn đến tích lũy sắt ở mức độ thấp, lâu dài ở các bộ phận của cơ thể thường bị thoái hóa do tuổi tác.

Tuổi thọ của con người liên quan nồng độ sắt trong máu
Nghiên cứu mới cho thấy các gene liên quan đến tuổi tác cũng đóng một vai trò trong chuyển hóa sắt. (Ảnh: Depositphotos).

Tiến sĩ Paul Timmers, Đại học Edinburgh, tác giả nghiên cứu mới cho biết: "Chúng tôi rất hào hứng trước phát hiện này vì nó chứng minh mạnh mẽ rằng hàm lượng sắt trong máu cao sẽ làm giảm những năm sống khỏe mạnh của chúng ta, và việc kiểm soát lượng sắt có thể ngăn ngừa hậu quả liên quan đến tuổi thọ”.

Ông Paul Timmers suy đoán rằng những phát hiện của ông về chuyển hóa sắt cũng có thể bước đầu giải thích tại sao mức độ rất cao của thịt đỏ giàu chất sắt trong chế độ ăn uống có liên quan đến các tình trạng mắc các bệnh dễ chết sớm như bệnh tim.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu mối liên hệ giữa nồng độ sắt trong não bất thường và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Các thử nghiệm lâm sàng hiện đang được tiến hành để khám phá liệu việc giảm mức độ sắt trong não có thể làm chậm, hoặc ngăn ngừa suy giảm nhận thức hay không.

Tiến sĩ Joris Deelan, Viện Sinh học Lão hóa Max Planck cho rằng, cần có nhiều nghiên cứu hơn để “giải nén” chính xác làm thế nào các vùng gene cụ thể này ảnh hưởng đến sự lão hóa. Nhưng nghiên cứu mới chắc chắn làm tăng thêm sức nặng cho ý tưởng ngày càng chắc chắn rằng cân bằng lượng sắt có thể là tiền thân của nhiều vấn đề liên quan đến tuổi tác.

“Mục đích cuối cùng của chúng tôi là khám phá cách điều chỉnh lão hóa và tìm cách tăng cường sức khỏe trong quá trình lão hóa. Chúng tôi đã phát hiện ra 10 khu vực của bộ gene có liên quan đến sức khỏe và tuổi thọ. Đây đều là những ứng cử viên thú vị cho các nghiên cứu tiếp theo”, Tiến sĩ Deelan nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rượu phá hủy cơ thể như thế nào?

Rượu phá hủy cơ thể như thế nào?

Rượu có khả năng làm bỏng niêm mạc vùng miệng, niêm mạc thực quản, phá hủy tế bào gan, ảnh hưởng hệ thần kinh, suy giảm miễn dịch...

Đăng ngày: 20/07/2020
Hoa mắt chóng mặt trong mùa hè,

Hoa mắt chóng mặt trong mùa hè, "thủ phạm" có thể không phải do nhiệt độ mà do 6 căn bệnh này

Mùa hè nắng nóng oi bức khiến nhiều người cảm thấy hoa mắt chóng mặt, không ít người cho rằng đây là triệu chứng say nắng. Tuy nhiên thực tế đây có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác.

Đăng ngày: 18/07/2020
Ca mổ đầu tiên tách song sinh dính liền trên thế giới diễn ra thế nào?

Ca mổ đầu tiên tách song sinh dính liền trên thế giới diễn ra thế nào?

Patrick và Benjamin Binder là cặp song sinh đầu tiên trên thế giới được tách rời thành công. Cuộc đại phẫu dài 22 giờ đã mở ra kỷ nguyên mới cho y học.

Đăng ngày: 18/07/2020
5 kiểu ăn sáng nếu duy trì hàng ngày thì không khác nào tự tay

5 kiểu ăn sáng nếu duy trì hàng ngày thì không khác nào tự tay "nuôi lớn" tế bào ung thư, rút ngắn tuổi thọ

Để bắt đầu ngày mới một cách lành mạnh nhất, chúng ta nên phòng tránh 5 loại thức ăn đã được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào "danh sách đen" không chỉ gây tổn hại cơ thể, gây béo phì mà còn kích thích ung thư phát triển.

Đăng ngày: 18/07/2020
4 điều cấm kỵ đối với giấc ngủ trưa, không hề tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người đều không biết

4 điều cấm kỵ đối với giấc ngủ trưa, không hề tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người đều không biết

Sau một buổi sáng bận rộn, dành một chút thời gian để chợp mắt sau bữa ăn trưa thực sự là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, đừng phạm phải 4 điều cấm kỵ này trong giấc ngủ trưa, nó có thể dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Đăng ngày: 17/07/2020
Giải mã ý nghĩa dấu chấm tròn xanh đỏ trên trán hai bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi

Giải mã ý nghĩa dấu chấm tròn xanh đỏ trên trán hai bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi

Các chấm tròn xanh, đỏ trên trán các bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi mang một ý nghĩa đặc biệt.

Đăng ngày: 17/07/2020
Ma túy

Ma túy "nước biển" là gì?

"Nước biển" (GHB) là một trong những loại ma túy kích dục nguy hiểm, được nhiều kẻ hiếp dâm lợi dụng để khống chế nạn nhân.

Đăng ngày: 17/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News