Tuổi thọ động cơ điện có thể được dự báo chính xác nhờ vào một chất chỉ thị màu mới
Cũng giống như bao thứ khác, những chiếc động cơ điện không thể nào hoạt động mãi mãi được, nó chắc chắn sẽ bị hao mòn theo thời gian. Nhưng làm sao để biết được khi nào thì chúng sẽ đến lúc cần được bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế? Theo một nghiên cứu mới đây, có một loại thuốc nhuộm đặc biệt có thể cho phép người sở hữu xe điện và thợ máy biết rõ khi nào thì thời điểm đó sẽ đến.
Động cơ điện sử dụng trong xe ô tô hoặc các thiết bị khác đều có chứa những sợi dây đồng được quấn chặt lại với nhau, chúng được bao phủ bởi một lớp nhựa cách điện. Do các yếu tố như nhiệt độ do động cơ tạo ra, lớp nhựa đó sẽ bị biến chất, ngày càng "giòn" hơn theo thời gian. Cuối cùng, nó sẽ bị nứt và vỡ ra, và đó cũng là thời điểm động cơ này phải được thay thế.
Động cơ điện không thể nào hoạt động mãi, nó cũng sẽ hao mòn theo thời gian.
Thật không may là trước khi đến điểm đó, không có cách nào thực sự đơn giản để xác định lớp nhựa đó đã bị xuống cấp đến mức nào. Các nhà khoa học từ trường Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg của Đức và Công ty vật liệu cách điện Elantas gần đây đã phát hiện ra rằng cả bốn loại nhựa thường được sử dụng trong các động cơ điện, tất cả đều phát ra một loại cồn để phản ứng với nhiệt sinh ra trong quá trình vận hành.
Các nhà khoa học này đã thử nghiệm các loại chất chỉ thị màu (thuốc nhuộm) khác nhau có thể liên kết với loại cồn đó, và không làm ảnh hưởng đến các đặc tính cần có của lớp nhựa đó. Cuối cùng, họ đã chọn một loại thuốc nhuộm thường phát sáng màu đỏ cam khi tiếp xúc với tia cực tím, nhưng lại chuyển sang màu xanh lá khi tiếp xúc với cồn. Lượng cồn xuất hiện càng nhiều thì chất chỉ thị màu này sẽ càng trở nên xanh hơn.
Hiện tại thì ý tưởng này đang được hình dung rằng động cơ điện có thể được trang bị không chỉ lớp nhựa chứa thuốc nhuộm, mà còn với các thiết bị đọc quang phổ nhỏ gọn, nó sẽ định kỳ kiểm tra trạng thái của lớp nhựa đó. Nếu xác định rằng nhựa đã bị biến chất một cách đủ nghiêm trọng, chủ xe sẽ được thông báo về việc này.
Một hệ thống như vậy có thể dự phòng các sự cố có thể xảy ra trên đường đi, cộng với nó cũng có thể đảm bảo rằng các động cơ vẫn hoạt động với đầy đủ chức năng cơ bản, và đưa ra ước tính về tuổi thọ của chúng.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
