Tượng 3.000 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nữ quyền

Bức tượng phụ nữ được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể phản ánh vai trò của nữ giới trong đời sống chính trị, tôn giáo cổ đại.

Các nhà khảo cổ học tại Đại học Toronto, Canada phát hiện tàn tích của bức tượng 3.000 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm thay đổi cách nhìn nhận vai trò của phụ nữ trong xã hội cổ đại, Fox News ngày 14/8 đưa tin.

Phần trên của tàn tích làm từ đá bazan dài hơn một mét rộng hơn 0,5 mét, có các lọn tóc quăn bên dưới tấm khăn trùm đầu phủ xuống vai và lưng. Bức tượng nguyên gốc cao 4-5m, được đặt ở tổ hợp cổng ngoài thành Kunulua, thủ đô của Vương quốc Patina tồn tại từ năm 1000 đến 738 trước Công nguyên. Địa điểm này cách phía tây Aleppo, Syria khoảng 7km.

Tượng 3.000 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nữ quyền
Tàn tích của bức tượng phụ nữ được phát hiện ở tổ hợp cổng thành. (Ảnh: Dự án Khảo cổ Tayinat).

Tàn tích của bức tượng được phát hiện trên các mảnh đá bazan có thể là chân dung của Kubaba, mẹ của các vị thần của Tiểu Á (Anatolia) cổ đại, theo các nhà khảo cổ học.

Tuy nhiên, cũng có khả năng bức tượng được tạc theo hình mẫu vợ của vua Suppiluliuma hoặc một phụ nữ tên Kupapiyas, là vợ hoặc mẹ của Taita, người sáng lập vương triều cổ đại của Tayinat, trước đây được biết đến dưới tên Kunulua.

"Bức tượng chỉ ra khả năng nữ giới đã đóng một vai trò nổi bật hơn trong đời sống chính trị và tôn giáo trong các cộng đồng ở giai đoạn đầu thời Đồ sắt so với những ghi nhận trong dữ liệu lịch sử còn tồn tại", Timothy Harrison, giáo sư ngành Các nền Văn minh Trung và Cận Đông, giám đốc của Dự án Khảo cổ Tayitnat cho biết.

Tổ hợp cổng nơi bức tượng được phát hiện được cho đã bị phá hủy trong cuộc chinh phạt của người Assyria vào năm 738 trước Công nguyên. Từ thời điểm này, Tayinat biến thành thủ phủ một tỉnh của Assyria với thống đốc và chính quyền riêng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lịch sử hạt gạo cổ có thể được viết lại nhờ khám phá ở dãy núi Alps

Lịch sử hạt gạo cổ có thể được viết lại nhờ khám phá ở dãy núi Alps

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra chiếc hộp gỗ khi lớp băng dày trên đỉnh Lötschenpass ở độ cao 2.650 mét. Hộp gỗ thân tròn được làm bằng thông của Thụy Sĩ và nẹp vành bằng gỗ liễu.

Đăng ngày: 14/08/2017
Loài khủng long có xương sọ dày như giáp tăng

Loài khủng long có xương sọ dày như giáp tăng

Moschops sống cách đây khoảng 260 triệu năm, dài khoảng 2,7-5m, có bộ não nhỏ, được cho là loài ăn cỏ và thích đâm đầu vào vạn vật.

Đăng ngày: 14/08/2017
Bánh ngọt trái cây vẫn có thể ăn được sau 100 năm

Bánh ngọt trái cây vẫn có thể ăn được sau 100 năm

Nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott mang theo món ăn do công ty bánh bích quy Huntley & Palmers sản xuất trong chuyến thám hiểm năm 1910 - 1913 trên tàu Terra Nova.

Đăng ngày: 12/08/2017
Người tiền sử từng ăn thịt thân nhân quá cố

Người tiền sử từng ăn thịt thân nhân quá cố

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Plos One, các nhà cổ sinh vật học Anh cho biết tìm thấy bằng chứng người tiền sử sống trong hang khoảng 15.000 năm trước ăn thịt người thân qua đời.

Đăng ngày: 11/08/2017
Di tích khảo cổ Vichima mang đậm dấu ấn của biến đổi khí hậu

Di tích khảo cổ Vichima mang đậm dấu ấn của biến đổi khí hậu

Những hình vẽ đất sét thể hiện hình bộ xương hoặc những người đang chết dần trong một cơn đại hồng thủy tấn công các cộng đồng cư dân sinh sống tại vùng duyên hải này cách đây vài nghìn năm.

Đăng ngày: 11/08/2017
Khủng long lớn nhất lịch sử thế giới to bằng cả cái tàu vũ trụ

Khủng long lớn nhất lịch sử thế giới to bằng cả cái tàu vũ trụ

Loài khủng long đó mang tên Patagotitan mayorum - sinh vật lớn nhất từng bước đi trên cạn trong lịch sử

Đăng ngày: 11/08/2017
Hóa thạch 13 triệu năm của tổ tiên loài người

Hóa thạch 13 triệu năm của tổ tiên loài người

Các nhà khoa học Mỹ trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature công bố phát hiện hóa thạch cổ nhất của tổ tiên loài người sống ở châu Phi, National Geographic ngày 9/8 đưa tin.

Đăng ngày: 11/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News