Tượng đầu người 4.300 năm bị đập vỡ của pharaoh Ai Cập

Bức tượng điêu khắc đầu người bị đập vỡ của một pharaoh Ai Cập được tìm thấy tại một thành phố cổ ở Israel.

Các nhà khảo cổ học phát hiện bức tượng đầu người của một pharaoh Ai Cập tại thành phố cổ Hazor ở Israel vào năm 1995. Nó có niên đại ước tính khoảng 4.300 năm, tại thời điểm người Ai Cập đang xây dựng các kim tự tháp, theo Live Science. Tác phẩm điêu khắc này bị đập vỡ cách đây 3.300 năm, khi Joshua dẫn đầu một lực lượng quân đội Israel phá hủy thành phố Hazor.

Tượng đầu người 4.300 năm bị đập vỡ của pharaoh Ai Cập
Phần đầu của bức tượng pharaoh niên đại 4.300 năm được tìm thấy tại Israel. (Ảnh: Gaby Laron).

Kết quả nghiên cứu và thảo luận về bức tượng đầu người này được Hội Thám hiểm Israel đề cập trong cuốn sách "Hazor VII: Những cuộc khai quật từ năm 1990 – 2012, thời đại đồ đồng" xuất bản năm 2017.

"Bức tượng mô tả một người đang đội bộ tóc giả ngắn, gồm những lọn tóc quăn bó sát đầu. Ngoài ra còn có biểu tượng uraeus, con rắn hổ mang trên trán pharaoh. Do đó bức tượng là một vị vua của Ai Cập", Laboury, nhà nghiên cứu cao cấp tại Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Bỉ, cho biết.

Những nét chạm khắc trên bức tượng đầu người mang nét đặc trưng của Vương triều thứ 5 thời Ai Cập cổ đại, kéo dài từ năm 2465 – 2323 trước Công nguyên. Tượng đầu người có thể là một phần của bức tượng lớn hơn, nhưng danh tính pharaoh mà nó mô tả cho đến nay chưa được xác định chính xác, Dimitri Laboury và Simon Connor, hai nhà Ai Cập học, viết trong cuốn sách.

"Các vết nứt cho thấy chiếc mũi đã bị gãy. Phần đầu tách ra khỏi tác phẩm điêu khắc lớn hơn trước khi nó bị đập vỡ", Laboury và Connor, cho biết.

Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy rất nhiều bức tượng và mảnh tượng vỡ khác của người Ai Cập tại Hazor, bao gồm bức tượng chân của một nhân sư được khai quật vào năm 2013. Tất cả các bức tượng dường như bị cố ý đập tan thành từng mảnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking có tồn tại

Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking có tồn tại

Viking - Một trong những bộ tộc hung hãn và bạo tàn nhất lịch sử loài người hóa ra cũng sử dụng các chiến binh nữ.

Đăng ngày: 12/09/2017
Phát hiện mộ cổ hơn 3.500 năm tuổi tại Ai Cập

Phát hiện mộ cổ hơn 3.500 năm tuổi tại Ai Cập

Các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một ngôi mộ cổ hơn 3.500 năm tuổi tại khu vực gần thành phố Luxor, cố đô xưa của Ai Cập, được biết đến với cái tên

Đăng ngày: 11/09/2017
Khám phá hệ thống chăm sóc sức khỏe thời cổ đại

Khám phá hệ thống chăm sóc sức khỏe thời cổ đại

Chúng ta thường cho rằng xã hội hiện đại với những thành tựu vượt bậc của khoa học mới mở ra nhiều phương thức chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Đăng ngày: 08/09/2017
Người Neanderthal và người Sapiens không gặp nhau ở hang Vindia, Croatia

Người Neanderthal và người Sapiens không gặp nhau ở hang Vindia, Croatia

Hang động Vindia ở phía Bắc Croatia được coi là một trong những địa điểm có khả năng người Neanderthal và giống người hiện đại từng gặp gỡ và giao phối với nhau.

Đăng ngày: 08/09/2017
Phát hiện rìu đồng, rìu đá 2.000-3.000 tuổi ở Nghệ An

Phát hiện rìu đồng, rìu đá 2.000-3.000 tuổi ở Nghệ An

Trong lúc làm rãnh nước về cho ruộng lúa gia đình mình, một người dân ở huyện Quỳ Châu, Nghệ An phát hiện rìu đồng, rìu đá có niên đại từ 2.000-3.000 năm trước.

Đăng ngày: 08/09/2017
Phát hiện đền thờ nữ thần Artemis tại đảo lớn thứ hai ở Hy Lạp

Phát hiện đền thờ nữ thần Artemis tại đảo lớn thứ hai ở Hy Lạp

Đây được xem là một phát hiện quan trọng, hứa hẹn cung cấp thêm nhiều thông tin chưa từng khai phá về nền văn minh Hy Lạp và các phong tục thời cổ đại.

Đăng ngày: 08/09/2017
Hành trình tìm chồng vượt hàng trăm km của phụ nữ châu Âu cổ đại

Hành trình tìm chồng vượt hàng trăm km của phụ nữ châu Âu cổ đại

Các nhà khảo cổ Đức phát hiện phụ nữ châu Âu thời kỳ Đồ Đồng thường đi xa nhà và đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa, trong khi đàn ông chỉ quanh quẩn ở quê hương.

Đăng ngày: 07/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News