Tương tác cần tránh khi dùng thuốc
Không nên dùng nước bưởi để uống thuốc. Nhóm thuốc cyclin phải dùng sau khi uống sữa hoặc canh cua, rau muống 3 giờ.
Thạc sĩ, bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng đơn vị lão khoa, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM cho biết, việc dùng thuốc có thể dẫn đến tương tác thuốc làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc và có thể gây ngộ độc. Các thuốc cũng có thể tương tác với thức ăn, sản phẩm thảo dược, rượu và những bệnh lý có sẵn.
Trong quá trình dùng thuốc, cần lưu ý một số tương tác có thể gặp, đặc biệt là ở người lớn tuổi:
Thuốc và nước bưởi
Nước bưởi ảnh hưởng thuốc rất nhiều. (Ảnh: quangnam)
Nước bưởi ảnh hưởng đến thuốc rất nhiều. Nước bưởi có tác động ức chế men chuyển hóa thuốc ở thành ruột và gan, làm tăng tác dụng dược lý của một số thuốc như thuốc hạ áp ức chế kênh canxi, thuốc stalin làm giảm mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp, thuốc an thần benzodiazepines... Vì thế cần hạn chế dùng nước bưởi khi uống một số loại thuốc trên.
Thuốc và sữa
Canxi và sữa sẽ kết hợp với thuốc kháng sinh nhóm cyclin, làm giảm hấp thu thuốc. Nhóm thuốc cyclin (tetracyclin, hexacyclin) phải dùng sau khi uống sữa hoặc canh cua, rau muống 3 giờ.
Thức ăn hoặc dịch dạ dày có thể làm tăng hoặc giảm hấp thu, hoặc tăng phá hủy thuốc, dẫn đến tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc. Tùy từng loại thuốc mà nên uống giữa, ngay sau hoặc cách xa bữa ăn.
Tương tác thuốc và thuốc
Các thuốc kháng acid, sucralfate, sắt, thuốc bổ sung canxi có thể làm giảm tác dụng của kháng sinh tetracycline và quinolone. Vì thế không dùng các nhóm thuốc này chung với nhau.
Một số thuốc ức chế hay tăng chuyển hóa các thuốc có cửa sổ điều trị hẹp. Một số thuốc ức chế thanh lọc qua thận, ức chế cạnh tranh sự bài tiết qua ống thận của thuốc khác... có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng và dễ gây ngộ độc.
Một số thuốc khi dùng chung với nhau có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. (Ảnh: medical)
Có một số thuốc làm thay đổi đáp ứng của thuốc khác và gây ra tác dụng phụ. Dùng cùng lúc nhiều thuốc kháng cholinergic có thể gây ra mê sảng, bí tiểu, táo bón... Dùng thuốc ức chế beta cùng với verapamil có thể gây chậm nhịp tim nhiều hơn. Dùng cùng lúc nhiều thuốc hạ áp có thể làm huyết áp hạ nhiều. Dùng cùng lúc vài loại thuốc như benzodiadepine, thuốc an thần, gây ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần... có thể gây ngầy ngật, té ngã.
Tương tác thuốc với bệnh
Thuốc có thể ảnh hưởng đến bệnh hay bệnh có thể tác động lên thuốc. Thuốc kháng viêm có thể làm viêm loét dạ dày nặng hơn, có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Thuốc chống ói (primperan) có thể làm tăng triệu chứng bệnh Parkison. Bệnh suy thận làm thuốc chậm thải trừ, dễ tích tụ gây ngộ độc.
Theo bác sĩ Ngọc Thể, để việc dùng thuốc được an toàn và hiệu quả cần lưu ý sử dụng thuốc khi thật cần thiết theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều, thêm hoặc thay thế thuốc. Theo dõi và lưu ý các rối loạn bất thường có thể do thuốc gây ra.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết
Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.
