Tuyển bà bầu để sinh con ngoài vũ trụ

Một công ty Hà Lan đang đăng tuyển những phụ nữ mang thai muốn lập một kỷ lục thế giới mới, bằng cách trở thành người đầu tiên sinh con ngoài vũ trụ.

Dù việc đưa một bà bầu lên độ cao hơn 402km so với bề mặt Trái đất để sinh con trong điều kiện không trọng lượng hiện vẫn được coi là "nhiệm vụ bất khả thi", nhưng công ty khởi nghiệp SpaceLife Origin ở Hà Lan tin sự tồn tại lâu dài của loài người rốt cuộc sẽ phụ thuộc vào khả năng đó.

Theo Egbert Edelbroek, một trong các giám đốc điều hành SpaceLife Origin, học cách sinh nở trong không gian là cách bảo đảm cho tương lai của nhân loại. Ngay cả khi các nhà khoa học khám phá ra hoặc xây dựng thành công một nơi có thể cư trú được cho con người ở ngoài Trái đất, chúng ta trước hết vẫn cần phải nắm được những bí mật của việc sinh con ngoài vũ trụ nếu muốn có cơ hội sống sót.

Để thực hiện mục tiêu trên, công ty Hà Lan đã lên kế hoạch tổ chức một loạt thử nghiệm mang tính tiên phong trong vòng 5 năm tới. Trong đó, quan trọng nhất là sắp xếp một ca sinh nở thực sự của con người trong không gian vào năm 2024.


Đưa một bà bầu lên độ cao hơn 402km so với bề mặt Trái đất để sinh con được cho là "nhiệm vụ bất khả thi".

Ông Edelbroek tiết lộ trên báo The Atlantic rằng, ông đã đích thân gặp gỡ nhiều công ty du hành không gian sẵn sàng đưa cả nhóm thử nghiệm lên độ cao hơn 402km so với bề mặt Trái đất. Nhiều người giàu có cũng tỏ ý sẵn sàng tài trợ cho thí nghiệm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, ngay cả khi công ty SpaceLife Origin tìm được một bà bầu tình nguyện tham gia dự án, một nhà cung cấp tên lửa đẩy thương mại thích hợp và có trong tay khoản tài trợ mong muốn, họ vẫn có nguy cơ phải đối mặt với một thảm họa về công tác hậu cần.

Ngoài khó khăn trong việc đưa thai phụ sắp đến thời điểm vượt cạn lên vũ trụ, các chuyên gia rất lo lắng đến vấn đề an toàn của đứa trẻ trong bụng mẹ cũng như bản thân ca sinh nở. Các phi hành gia thường phải chịu trọng lực cao gấp 3 lần dưới Trái đất trong quá trình được tên lửa đẩy lên quỹ đạo, nên không ai biết nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bào thai.

Cho tới nay, các nhà khoa học mới tiến hành thử nghiệm cho chuột, cá, thằn lằn và một số động vật không xương sống đẻ con trong không gian. Vào những năm 1990, các con chuột sinh ra trong một sứ mệnh tàu con thoi của Mỹ được phát hiện có hệ thống tiền đình (cấu trúc tai trong cho phép động vật có vú tự cân bằng và tự định hướng) kém phát triển. Chúng đã phục hồi cảm giác cân bằng ngay sau đó, nhưng các nhà khoa học kết luận, những cá thể sơ sinh cần trọng lực.

Ngoài ra, sự thiếu vắng trọng lực có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác, chẳng hạn như thiếu hỗ trợ khi người mẹ rặn đẻ con, khó khăn trong việc gây tê màng cứng nhằm giảm đau cho sản phụ đang trôi nổi trong không gian, hay sản dịch có thể trôi nổi khắp tàu vũ trụ.

Ban lãnh đạo SpaceLife Origin thừa nhận, kế hoạch của họ vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Song, họ khẳng định đây là lí do chính để họ xúc tiến thử nghiệm, nhằm tìm ra các câu trả lời. Ngoài ra, một số người tham gia dự án nói, nếu công ty không tiến hành thử nghiệm táo bạo nói trên, những đơn vị khác sẽ làm điều đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News