UAE sẽ phóng tàu tới 7 tiểu hành tinh
Tàu vũ trụ của UAE sẽ bay qua 6 tiểu hành tinh và đưa trạm đổ bộ xuống tiểu hành tinh thứ 7 rộng 53km.
Vành đai tiểu hành tinh chính giữa sao Hỏa và sao Mộc. (Ảnh: News9).
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhắm tới 7 thiên thể đá khác nhau trong nhiệm vụ đầy tham vọng tới vành đai tiểu hành tinh. Trong thông báo sắp tới tại Hội nghị tiểu hành tinh, sao chổi và thiên thạch ở Arizona trong tháng 6, cơ quan vũ trụ UAE tiết lộ những mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ. Theo đó, nhiệm vụ sẽ phóng vào năm 2028 và tới thăm 7 tiểu hành tinh ở vành đai chính bao gồm 6 lượt bay qua ở tốc độ cao trên đường tới tiểu hành tinh 269 Justitia. Những tiểu hành tinh khác trong danh sách bao gồm: 10253 Westerwald, 623 Chimaera, 13294 Rockox, 88055, 23871 và 59980.
Sau khi tới 269 Justitia, tàu vũ trụ sẽ triển khai trạm đổ bộ để đáp xuống bề mặt. Trước đó, chỉ có tàu OSIRIS-REx và tàu vũ trụ Near-Earth Asteroid Rendezvous (NEAR) Shoemaker của NASA cùng tàu thăm dò Hayabusa1 và Hayabusa2 của Nhật Bản hạ cánh nhẹ nhàng thành công trên bề mặt tiểu hành tinh. Tiểu hành tinh 269 Justitia rộng 53 km có sắc đỏ, có thể do tồn tại hợp chất hữu cơ mang tên tholin vốn dồi dào trên sao Diêm Vương và nhiều thiên thể băng khác ở rìa ngoài hệ Mặt Trời.
Tàu vũ trụ sẽ tới 269 Justitia vào tháng 4/2034. Nếu tiểu hành tinh hình thành ở rìa ngoài hệ Mặt trời, nhiệm vụ của UAE sẽ cung cấp hiểu biết độc đáo về những thiên thể ở phía ngoài sao Hải Vương. Mục tiêu khoa học của nhiệm vụ là tìm hiểu nguồn gốc và sự tiến hóa của tiểu hành tinh chứa nhiều nước, qua đó đánh giá tiềm năng sử dụng tài nguyên của chúng.
Tàu vũ trụ sẽ sử dụng động cơ đẩy điện mặt trời trong hành trình dài 6 năm và tận dụng lực hấp dẫn từ các lần bay qua sao Kim, Trái đất và sao Hỏa dọc hành trình. UAE sẽ hợp tác với Đại học Colorado, Boulde, tương tự như nhiệm vụ sao Hỏa Hope trước đó. Tàu Hope vẫn đang hoạt động trên quỹ đạo sao Hỏa và gần đây vừa khảo sát Deimos, mặt trăng nhỏ hơn trong hai mặt trăng của hành tinh đỏ.

Bức ảnh Mặt trăng ghép từ 280.000 tấm hình gây kinh ngạc
Nhà chụp ảnh thiên văn Andrew McCarthy đã chụp được “GigaMoon”, hình ảnh Mặt trăng cực chi tiết lên đến 1,3 gigapixel, ghép từ 280.000 bức ảnh.

Bong bóng khổng lồ "ký sinh" thiên hà chứa Trái đất
Một cấu trúc dạng bong bóng ma quái mang tên eROSITA gắn vào hai bên đĩa thiên hà chứa Trái Đất có thể không có nguồn gốc " quái vật" như suy nghĩ trước đây, mà ngược lại.

NASA tung "mãng xà khổng lồ" đi săn sinh vật ngoài hành tinh
Một con mãng xà quái dị vừa ra đời ở " sân Sao Hỏa" của Phòng Thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, chuẩn bị cho sứ mệnh săn tìm sinh vật ngoài hành tinh ở các mặt trăng băng giá.

Sao Thổ giành lại danh hiệu "vua mặt trăng" từ sao Mộc
Với 62 mặt trăng mới phát hiện, sao Thổ vượt qua sao Mộc, trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất Hệ Mặt trời.

Tín hiệu ngoài Trái đất "dội bom" đài thiên văn Trung Quốc: Nguồn gốc đáng sợ!
Một trong 2 loại " quái vật" khủng khiếp nhất vũ trụ có thể là thủ phạm phát đi tín hiệu vô tuyến dị thường nhất từng được biết mà Kính viễn vọng FAST của Trung Quốc đã thu được kể từ năm 2022.

Bạn đã hiểu sai về Hệ Mặt trời
Những hình ảnh minh họa về Hệ Mặt trời không thể hiện đúng kích thước cũng như chuyển động của các hành tinh trong vũ trụ.
