Trái Đất chụp từ khoảng cách 110 triệu km ngoài vũ trụ

Tàu vũ trụ Osiris-Rex của NASA chụp ảnh Trái Đất từ khoảng cách 110 triệu km khi quay quanh thiên thạch Bennu vào đầu năm.

Trong loạt ảnh phơi sáng lâu do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ tuần trước, thiên thạch Bennu với đường kính chỉ khoảng 500 mét trông như một giọt nước lớn, theo Long Room. Ở cách đó 110 triệu km, Trái Đất có hình dáng giống chấm sáng màu trắng ở góc dưới bên trái và Mặt Trăng thậm chí còn nhỏ hơn nhưng vẫn có thể nhìn rõ.


Trái đất giống một chấm sáng nhỏ trong bức ảnh chụp từ khoảng cách 110 triệu km. (Ảnh: NASA).

"Dù tàu vũ trụ ở cách rất xa, Trái Đất và Mặt Trăng rất dễ nhìn thấy ở góc dưới bên trái do thời gian phơi sáng lâu của bức ảnh (5 giây)", NASA cho biết.

Khi chụp bức ảnh, khoảng cách giữa tàu vũ trụ Osiris-Rex và Bennu chỉ khoảng 43 km, do đó tiểu hành tinh này dường như có độ phơi sáng cao ở góc trên bên phải. Một phần của chòm sao Hydra cũng lọt vào góc dưới bên phải bức ảnh.

Tàu Osiris-Rex khởi hành từ trạm không quân Cape Canaveral ở Florida, Mỹ, năm 2016. Sau hai năm bay trong vũ trụ, con tàu tiến vào quỹ đạo tiểu hành tinh Bennu hôm 31/12/2018. Osiris-Rex là tàu vũ trụ đầu tiên quay quanh một thiên thể nhỏ như vậy ở khoảng cách rất gần, khoảng 1.600 mét.

Tàu OSIRIS-REx đã tìm thấy nước nằm ở sâu bên trong Bennu. "Sự tồn tại của khoáng chất hydrate hóa trên tiểu hành tinh giúp xác nhận Bennu, thiên thạch tồn tại từ thuở sơ khai của hệ Mặt Trời, là mẫu vật hoàn hảo để nghiên cứu thành phần của các hợp chất dễ bay hơi và hợp chất hữu cơ nguyên thủy", Amy Simon, nhà khoa học thiết bị ở Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA tại Greenbelt, Maryland, cho biết.

Các vật liệu ở bề mặt của Bennu là sự kết hợp giữa những khu vực đầy sỏi đá và các vùng tương đối trơn nhẵn. OSIRIS-REx sẽ trải qua năm sau trên quỹ đạo của tiểu hành tinh trước khi đáp xuống sát bề mặt để lấy mẫu vật bụi và đất đá. Tàu sẽ mang mẫu vật về Trái Đất vào năm 2023.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News