Ung thư lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ung thư lưỡi là một loại ung thư vùng miệng thường phát triển từ tế bào biểu mô vảy trên bề mặt lưỡi, với biểu hiện là khối u hoặc vết loét. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về căn bệnh, theo Webmd.
Những điều cần biết về ung thư lưỡi
Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư lưỡi
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư lưỡi là xuất hiện một khối u hoặc đau ở bên cạnh lưỡi, không biến mất. Đôi khi vết đau sẽ chảy máu nếu bạn chạm hoặc cắn nó.
- Thay đổi giọng nói, như âm thanh khàn khàn
- Khó nuốt
Khi nào nên đi gặp bác sĩ để khám vết đau ở lưỡi
Nếu vết đau không có triệu chứng sau vài tuần thì hãy gặp bác sĩ bởi đó có thể là một dấu hiệu của ung thư lưỡi.
Nguyên nhân gây bệnh
Virus papilloma ở người (HPV) có thể gây ra nhiều bệnh ung thư trên nền lưỡi. Virus cũng có thể lây truyền qua đường tình dục gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra bệnh còn có các nguyên nhân khác như:
- Nghiện rượu
- Người mắc bệnh xơ gan có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Răng giả không phù hợp
- Không chăm sóc răng và nướu
- Hút thuốc
- Bệnh giang mai
- Gene di truyền
Việc xuất hiện các vết loét lâu ngày không khỏi và đau lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi.
Chẩn đoán ung thư lưỡi như thế nào?
Bác sĩ sẽ kiểm tra miệng, đặt câu hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp phải. Chuyên gia có thể đề nghị chụp X-quang hoặc CT (chụp cắt lớp vi tính) để hiển thị hình ảnh chi tiết hơn.
Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô từ miệng của bạn để kiểm tra. Nếu vấn đề nằm ở đáy lưỡi, bác sĩ sẽ tìm thấy dấu hiệu ung thưhoặc nhận thấy điều bất thường trong khi khám định kỳ.
Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe...
Phẫu thuật thường là cách tốt nhất để loại bỏ một khối u khỏi phần lưỡi. Nếu ung thư ở mặt sau của lưỡi, người bệnh có thể phải xạ trị (tia X và các bức xạ khác). Đôi khi phương pháp điều trị tốt nhất là sự kết hợp của hóa trị liệu, hoặc thuốc chống ung thư và xạ trị. Sau đó, bạn có thể cần trị liệu để giúp việc nhai, di chuyển lưỡi, nuốt và nói tốt hơn. Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Cách ngăn ngừa ung thư lưỡi
Nhiều trường hợp ung thư lưỡi là do virus gây ra. Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, mỗi người cần:
- Tiêm vắc xin ngừa HPV
- Không sử dụng thuốc lá
- Hạn chế rượu, bia
- Chăm sóc tốt răng và nướu. Nếu bạn đeo răng giả, hãy chắc chắn rằng chúng vừa vặn
Đừng nhầm lẫn ung thư lưỡi và nhiệt miệng
Loài vẹt siêu hiếm đang khiến các nhà khoa học phải bó tay "bảo sao mà sắp tuyệt chủng"
Chất độc được WHO xếp vào nhóm gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày

Phát hiện rùng mình về sinh vật sống trong tế bào ung thư
Những hình ảnh gây sốc của Viện Khoa học Weizmann (Israel) về những vi khuẩn sống trong tế bào ung thư thật ra có thể mở đường cho các phương pháp điều trị triển vọng.

Cảnh báo loại virus đáng sợ gây ung thư gan
Virus gây viêm gan siêu vi D có thể là thủ phạm lớn của dạng bệnh ung thư gan cực kỳ hung hãn.

Phát hiện “thần dược” có thể quét sạch ung thư cổ tử cung
Manzamine A, một sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ một số nhóm bọt biển, được cho có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư cổ tử cung.

Phát hiện yếu tố khiến người châu Á dễ chết vì 2 dạng ung thư
Các nhà khoa học Singapore đã tìm ra một loại gene MET, một biến thể di truyền liên quan đến nguy cơ cao bị ung thư phổi và ung thư vùng đầu - cổ.

Vì sao nhiều người trẻ bị ung thư?
Nhiều người nghĩ rằng chỉ người già mới bị ung thư ruột (hay còn gọi là ung thư đại trực tràng). Tuy nhiên, số ca ung thư đại trực tràng trẻ hóa tại Mỹ gia tăng đang khiến nhiều người kêu gọi cần có biện pháp sàng lọc sớm hơn.

Phương pháp đột phá đưa phổi ra khỏi cơ thể để "làm sạch" ung thư
Ngày 27/2, các bác sĩ bệnh viện Beilinson, Israel đã đưa phổi của một bệnh nhân ung thư ra khỏi cơ thể, làm sạch phổi khỏi các khối u và nối lại phổi thành công.
