Ung thư tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở cánh mày râu. 

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt khỏi tầm kiểm soát - những tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn mà bệnh nhân thường tự sờ thấy trên lâm sàng.

Ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không? Một điều đáng mừng là ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện và can thiệp sớm. Tính chung cho các giai đoạn, có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%.

Ung thư tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hiện nay nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn vẫn chưa được xác định rõ.

Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn

Hiện nay nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn vẫn chưa được xác định rõ. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh bắt nguồn từ sự phát triển và phân chia  bất thường của các tế bào trong tinh hoàn. Chúng phát triển nhanh không thể kiểm soát được, sau đó dần dần trở thành khối u trong tinh hoàn.

Hơn 90% ung thư tinh hoàn bắt đầu từ các tế bào mầm (những tế bào sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành) và nguyên nhân khiến chúng phát triển bất thường vẫn chưa được biết rõ.

Triệu chứng của ung thư tinh hoàn

Dấu hiệu hay gặp nhất là bệnh nhân tự phát hiện thấy bìu to lên hoặc sờ thấy u ở trong bìu. Khối u có thể đau hoặc không đau.

Ngoài ra bệnh nhân còn có những triệu chứng sau:

  • Đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới
  • Bìu cảm giác nặng, tụ dịch gây khó chịu hoặc đau
  • Đau lưng
  • Có thể nổi hạch vùng bẹn

Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn bao gồm:

  • Người có tinh hoàn ẩn: nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2.5 đến 11 lần so với người bình thường.
  • Người có tinh hoàn phát triển bất thường (tinh hoàn teo hoặc không phát triển
  • Có người thân trong gia đình bị ung thư tinh hoàn
  • Chủng tộc: người da trắng có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn.
  • Một số yếu tố khác: tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn.
  • Cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư tinh hoàn là tự kiểm tra.
  • Hàng tháng nên tự kiểm tra tinh hoàn 1 lần, đơn giản nhất là sau mỗi lần tắm.
  • Tự kiểm tra tinh hoàn bằng 2 tay, ngón giữa ở dưới và ngón cái ở trên tinh hoàn. Nắn nhẹ nhàng 2 bên tinh hoàn, kiểm tra mào tinh. Vị trí hay gặp u tinh hoàn là phía hai bên.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu
  • Ăn uống tập luyện khoa học
  • Khám sức khỏe định kỳ: người khỏe mạnh nên khám 6 tháng/lần. Người có các yếu tố nguy cơ nên tái khám thường xuyên hơn.

Chẩn đoán ung thư tinh hoàn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng:

  • Siêu âm bìu: phát hiện được 75% khối u, xác định có hay không tràn dịch màng tinh hoàn.
  • Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: phát hiện tinh hoàn ẩn, các hạch di căn ổ bụng.
  • Mô bệnh học: xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh, có thể làm sau phẫu thuật hoặc sinh thiết tức thì ngay trong mổ.
  • Xquang ngực: giúp phát hiện di căn phổi
  • Các chất chỉ điểm u: AFP, HCG và LDH.
  • Chụp xạ hình xương nếu có nghi ngờ tổn thương xương.

Điều trị ung thư tinh hoàn

Điều trị ung thư tinh hoàn phụ thuộc vào loại ung thư (u dòng tinh, u không phải dòng tinh) và giai đoạn của bệnh. Điều trị bao gồm các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

U tinh

  • Là loại u nhạy cảm với xạ trị.
  • Giai đoạn đầu bệnh nhân được xạ trị vào vùng dưới cơ hoành, chủ yếu vào hạch chậu bẹn, hạch cạnh động mạch chủ
  • Giai đoạn sau có thể sử dụng hóa chất bổ trợ.

U không phải dòng tinh

  • Phẫu thuật kèm theo vét hạch được áp dụng trong trường hợp khối u nhỏ à ung thư không phải dòng tinh.
  • Xạ trị nếu u đã lan sang các hạch bạch huyết lân cân
  • Hóa chất nếu bệnh đã di căn xa.

Theo dõi sau điều trị

  • Khám lâm sàng, chụp CT vùng chậu, bụng 3 tháng/lần trong năm đầu, sau đó 6 tháng/lần trong 2 năm tiếp theo rồi mỗi năm 1 lần.
  • Chụp Xquang phổi và CT ngực nếu lâm sàng nghi ngờ.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuba mở rộng thử nghiệm lâm sàng vắc xin chống ung thư tiền liệt tuyến

Cuba mở rộng thử nghiệm lâm sàng vắc xin chống ung thư tiền liệt tuyến

Vắcxin Heberprovac được thử nghiệm khoa học và phê chuẩn từ năm 2007 tới 2011, kể từ đó vắcxin này đã qua 2 đợt thử nghiệm lâm sàng, lần lượt với 8 và 50 bệnh nhân tình nguyện.

Đăng ngày: 07/10/2019
Phát hiện yếu tố ngay trong cơ thể khiến tế bào ung thư

Phát hiện yếu tố ngay trong cơ thể khiến tế bào ung thư "tự sát"

Một protein được tìm thấy ngay trong hệ miễn dịch tự nhiên của con người có thể là chiếc chìa khóa vàng trong điều trị ung thư.

Đăng ngày: 30/09/2019
Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là gì?

Triệu chứng nổi bật nhất của ung thư xương là đau nhức, nên ở giai đoạn đầu người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, cột sống... - VnExpress Sức Khỏe

Đăng ngày: 28/09/2019
Tìm ra cơ chế khiến bệnh ung thư

Tìm ra cơ chế khiến bệnh ung thư "né" được hoá trị

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Tulane (Mỹ) đã xác định được các tế bào hóa kẻ ăn thịt người, nguyên nhân khiến bệnh ung thư né được hóa trị và tái phát.

Đăng ngày: 19/09/2019
Ghiền thịt gà liên quan bất ngờ đến 3 dạng ung thư

Ghiền thịt gà liên quan bất ngờ đến 3 dạng ung thư

Nghiên cứu quy mô lớn của Anh phát hiện thịt trắng như thịt gà không hẳn là an toàn hơn thịt đỏ trong bệnh ung thư như người ta thường nghĩ.

Đăng ngày: 10/09/2019
Bệnh nhân ung thư hạch Hodgkin đầu tiên được điều trị miễn dịch thành công, sống khỏe mạnh

Bệnh nhân ung thư hạch Hodgkin đầu tiên được điều trị miễn dịch thành công, sống khỏe mạnh

Đó là một cháu bé 16 tuổi, được chẩn đoán ung thư hạch Hogdkin, sau khi được phẫu thuật, xạ trị, hóa chất nhưng bệnh vẫn tiến triển, các bác sĩ đã áp dụng điều trị miễn dịch cho bệnh nhi và đem lại kết quả tốt.

Đăng ngày: 20/08/2019
Chuyên gia lý giải vì sao ung thư gan vọt lên vị trí đầu bảng

Chuyên gia lý giải vì sao ung thư gan vọt lên vị trí đầu bảng

Hiện ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, vọt vị trí số 1 về tỉ lệ mắc mới. Đây là căn bệnh gây tử vong cho khoảng hơn 25.000 người Việt mỗi năm.

Đăng ngày: 05/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News