Uống càphê không giúp gia tăng tư duy sáng tạo
Theo tiến sỹ Theresa.Aobuli thuộc Đại học Florida, Mỹ, uống quá nhiều càphê dễ tác động tới hệ thần kinh của người, khiến cho tinh thần căng thẳng, làm mất nước ở tổ chức đại não, giảm sự cung ứng máu và có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa đại não.
Ảnh minh họa. Internet
Nhiều người cho rằng càphê giúp nâng cao sự tỉnh táo của não, khiến bản thân thông minh hơn, hiệu suất làm việc cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế liệu có đúng như vậy không? Nghiên cứu phát hiện, lượng caffeine trong càphê chỉ có thể nâng cao hiệu suất làm việc đối với những công việc không cần tới tư duy trừu tượng.
Dường như caffeine có thể đẩy nhanh tốc độ tư duy của bạn, tăng cường khả năng trí nhớ máy móc. Tuy nhiên, nó lại không giúp gia tăng tư duy sáng tạo của bạn. Hơn nữa, khi cơ thể người ngày càng ỷ lại vào caffeine, buộc bạn phải nạp nhiều hơn lượng caffeine mới đạt được hiệu quả nâng cao tỉnh tảo.
Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy uống trên 5 tách càphê/ngày có thể làm gia tăng nguy cơ ảo giác thính giác. Một nghiên cứu năm 2009 cũng phát hiện, uống trên 3 tách càphê/ngày, khả năng ảo giác thính giác tăng gấp 3 lần so với người bình thường.
Các nhà khoa học khuyên rằng mỗi ngày chúng ta không nên nạp vào cơ thể lượng caffeine vượt quá 417mg. Mỗi ngày nạp 600mg caffeine có thể gây lo âu, khó thở, thậm chí rối loạn nhịp tim.
Khi caffeine vào trong cơ thể sau 10-15 phút con người bắt đầu có cảm giác và cảm giác này kéo dài liên tục từ 2-3 giờ. Những người có thói quen mỗi ngày nạp 300mg caffeine nếu đột nhiên ngừng lại sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, trầm cảm, khó chịu, run rẩy, nhức đầu.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.
